Như vậy là ngày đầu tiến công (27 tháng 4) Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6
đã hoàn thành đánh chiếm Trảng Bom - Suối Đìa - Long Lạc. Nhưng chưa
vượt được Hố Nai đánh vào Biên Hòa.
Khi tiến công Hố Nai ta đã có lực lượng hai sư đoàn, vì trước đó Sư
đoàn 6 đã vòng qua tuyến phòng ngự của địch đánh vào phía sau, kịp thời
hợp lực với Sư đoàn 341 sau khi giải phóng Trảng Bom, thành đội hình
phát triển về phía Hố Nai - Biên Hòa.
Chúng tôi bồn chồn, lo lắng! Đúng là không cái lo lắng nào trước đó
như cái lo lắng lần này. Vì đây là trận đánh lịch sử cuối cùng. Nếu các
hướng chiến dịch đã vào đến mục tiêu cuối cùng trong nội đô, hoàn thành
giải phóng Sài Gòn mà Quân đoàn 4 vẫn còn loay hoay ở vòng ngoài là
không hoàn thành trách nhiệm lịch sử ở vào giờ phút thiêng liêng nhất này?
Đã sang ngày 28 tháng 4, như Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo, hầu hết
các hướng phát triển thuận lợi, các binh đoàn chủ lực đã tới trước cửa ngõ
Sài Gòn. Còn ở hướng đông, Quân đoàn 4 chúng tôi vẫn gặp phải khó khăn
trong nhiệm vụ phát triển về hướng Biên Hòa, vì địch lập tại đây một tuyến
phòng thủ và cũng tại đây “lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Đông
Dương, địch cấu trúc các tuyến hào chống tăng(5) để chặn đối phương”.
(5) Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa Xuân. Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1976, trang 287.
Ngoài hầm hào, rào kẽm gai bãi mìn chống bộ binh ở các căn cứ, đồn
bốt sẵn có từ trước, địch đã thiết kế những trận địa mới, đào hào, rải mìn
chống tăng, đưa các xe tăng M.41, M.48 nằm sâu dưới các ụ đất, các hầm
hào có bao cát bao quanh, chĩa nòng pháo về các con đường tiến của xe
tăng ta. Ngoài ra địch còn biến các dãy phố, nhà dân, công sở, nhà thờ,
trường học, bệnh viện thành trận địa. Chúng chất lên đó những bao cát
thành lô cốt, hỏa điểm, thành những ổ đề kháng lợi hại. Chúng đặt súng