sản phẩm hàng hóa được lắp ráp từ linh kiện sản xuất tại nhiều nước khác nhau
để nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí sản xuất.
GOH KENG SWEE (NGÔ KHÁNH THỤY): Là một Bộ trưởng phục vụ
lâu năm trong chính phủ Singapore, Ngô Khánh Thụy là cánh tay mặt của Lý
Quang Diệu và là một người đề xướng không biết mệt mỏi công cuộc công
nghiệp hóa tại Singapore.
BACHARUDDIN JUSUF (B.J) HABIBIE: Là một Bộ trưởng chính phủ
Indonesia đồng thời là một kỹ sư hàng không, Habibie chủ trương triển khai một
chương trình tiêu tốn nhiều tiền của nhằm xây dựng ngành công nghiệp nặng
của đất nước. Quan niệm của Habibie về phát triển kinh tế theo sự lãnh đạo của
nhà nước đã thách thức tư tưởng thị trường tự do của nhóm Mafia Berkeley.
Habibie trở thành tổng thống Indonesia sau khi Suharto từ chức năm 1998.
MOHAMAD “BOB” HASAN: Là một bạn chơi gôn của Tổng thống
Indonesia Suharto, Hasan là một hình mẫu tiêu biểu của doanh nhân “dựa quyền
dựa thế”, người đã trở thành một ông trùm gỗ hàng đầu của Indonesia. Hasan đã
từng có lần tự nhận mình là “Chúa tể rừng xanh”.
ALAN HASSENFELD: Là cựu chủ tịch của công ty sản xuất đồ chơi Mỹ
Hasbro, Hassenfeld phát triển mối quan hệ với các nhà công nghiệp châu Á,
trong đó có nhà công nghiệp Hồng Kông Lý Gia Thành, vào cuối những năm 60
- đầu những năm 70 của thế kỷ 20, khi ngành sản xuất đồ chơi Mỹ bắt đầu
chuyển hoạt động sản xuất sang châu Á.
SOICHIRO HONDA: Là doanh nhân sản xuất động cơ thành công nhất thời
kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, một Honda xông xáo đã xây dựng sự nghiệp
kinh doanh của mình bằng những thành tựu đột phá công nghệ quan trọng.
Honda nổi tiếng vì dám thách thức lại những mệnh lệnh của giới chức quản lý
đầy quyền lực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI). Công ty
của ông là nhà sản xuất xe hơi đầu tiên của Nhật Bản mở nhà máy ở Mỹ.
HU YAO-BANG (HỒ DIỆU BANG): Giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Hồ Diệu Bang là người ủng hộ chính đối với Đặng Tiểu Bình và là