vụ công nghệ thông tin thành một doanh nghiệp quốc tế chủ chốt. Sau này, ông
trở thành tổng giám đốc điều hành của Tata Consultancy.
P.V. NARASIMHA RAO: Là một công chức lâu năm của đảng Quốc Đại Ấn
Độ, Rao trở thành thủ tướng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 1991.
Ông đã làm cả nước kinh ngạc với vai trò là một trụ cột chính trị của nỗ lực cải
cách kinh tế.
RAMAN ROY: Được biết đến với tư cách là cha đẻ của ngành dịch vụ Thuê
ngoài quy trình kinh doanh (business-processing outsourcing – BPO) của Ấn
Độ, Roy là người đã sáng lập ra ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng của nước
này.
ROBERT RUBIN: Là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Rubin đã giúp tổ chức các
chương trình cứu trợ đối với những nền kinh tế châu Á gặp lao đao trong thời kỳ
Khủng hoảng tài chính châu Á.
SHIGERU SAHASHI: Sahashi là một thứ Trưởng gây nhiều tranh cãi trong
Bộ Thương mại và Công nghiệp đầy quyền lực của Nhật Bản (MITI). Ông là
hiện thân cho sự can thiệp chỉ đạo nền kinh tế của chính phủ Nhật.
EMIL SALIM: Là một Bộ trưởng lâu năm trong chính quyền của Suharto tại
Indonesia, Salim là hạt nhân nòng cốt của “Nhóm Mafia Berkeley” tức nhóm
các nhà kinh tế học đã lèo lái chính sách của Indonesia suốt gần 30 năm.
STAN SHIH (THI CHẤN VINH): Là người sáng lập ra công ty sản xuất
máy tính cá nhân Acer, Thi Chấn Vinh là một trong những ông tổ của ngành vi
tính Đài Loan. Ông cũng để lại dấu ấn của mình lên ngành vi tính toàn cầu bằng
cách phát minh ra mô hình lắp ráp máy tính kiểu “thức ăn nhanh”.
MANMOHAN SINGH: Là một nhà kinh tế học ăn nói nhỏ nhẹ, vào đầu
thập niên 1990, với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, Singh đã đi đầu trong nỗ lực
định hướng lại con đường phát triển của nền kinh tế Ấn Độ tiến tới mục tiêu thị
trường quốc tế. Sự thay đổi về định hướng này đã khởi động sự tăng trưởng
nhanh chóng của đất nước. Năm 2004, Singh trở thành Thủ tướng Ấn Độ.