Chỉ cần mẩu khăn giấy
160
quả táo của mình, sao cho người dân đảo có thể hiểu được rõ
nhất. Nói cách khác, bạn đang bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng của
mình từ góc nhìn của vị khán giả kia, và vẫn ý thức được rằng
trong những hoàn cảnh khác, có thể sẽ có những cách khác
hơn hoặc tốt hơn để vẽ nó.
Bây giờ hãy bước ra khỏi bờ biển và trở lại với thực tại một
lúc. Bởi vì tôi biết điều này sẽ xuất hiện (luôn là thế), tôi sẽ
chỉ ra một vài điều mà có thể bạn đang nghĩ đến. Nếu chúng
ta thực hiện bài tập này trong một hội thảo, tôi đảm bảo sẽ có
vài người nói: “Khoan. Anh nói là chúng ta đang phải xoay xở
với một người dân đảo, ấy vậy mà chúng ta lại đi vẽ ra thành
phần dinh dưỡng và hướng dẫn nấu bánh táo. Thật ngốc hết
sức. Dân đảo có thèm quan tâm đâu.”
Với những người đó, tôi đáp: “Có thể, nhưng tôi chưa bao
giờ nói với bạn là người dân đảo đó trông như thế nào. Nếu
anh ta hay cô ta đang mặc một chiếc váy làm bằng cỏ, có thể
bức tranh đầu tiên sẽ là ổn nhất. Nhưng nếu người dân đảo đó
lại mặt một tấm áo choàng phòng thí nghiệm và đeo ống nghe
trên cổ thì sao? Hay nếu anh ta hay cô ta lại đang đội một chiếc
mũ của thợ làm bánh thì sẽ thế nào? Lúc ấy thì bức tranh táo
nào sẽ tốt hơn đây?”
Và đó chính là điểm đáng lưu ý thứ hai của bài thực hành:
dù chúng ta chỉ có một ý tưởng dường như rất đơn giản, vẫn
luôn có nhiều cách để trình bày nó cho khán giả; trong số
đó có những cách phù hợp và hiệu quả hơn rất nhiều so với
những cách khác. Đó là lý do việc “săm soi” quả táo vừa là một