CHỈ CẦN MẨU KHĂN GIẤY - Trang 210

Chỉ cần mẩu khăn giấy

208

Sắp xếp tất cả lại: Bí kíp tư duy thị giác

Giờ thì chúng ta đã có hai hướng để nghĩ về cách trình bày vấn
đề của mình: 6 hình thức xuất phát từ mô hình

<6><6> và 5

câu hỏi SQVID hướng vào trí tưởng tượng. Hai mô hình này
có bề ngoài khác nhau, hoạt động khác nhau, và thậm chí buộc
đầu óc chúng ta suy nghĩ theo các cách khác nhau: thiên về
phân tích nhiều hơn nếu theo hướng lựa chọn một kiểu mẫu
trình bày, và thiên về cảm tính nhiều hơn nếu giới thiệu một
ý tưởng qua mô hình SQVID. Những khác biệt này rất quan
trọng vì nhờ có chúng mà hai phương pháp này bổ sung được
cho nhau. Chính khi chúng ta kết hợp cả hai phương pháp là
lúc các giải pháp thực sự bắt đầu xuất hiện trên giấy.

Hãy hình dung rằng chúng ta đang chạy một dự án lớn, và

phải giải thích cho các lãnh đạo nhóm về quãng thời gian phải
hoàn thành một loạt các công việc cơ bản nhằm đảm bảo đúng
tiến độ thực hiện. Tính toán thời gian là yếu tố chủ chốt ở
đây (yếu tố

khi nào), vậy nên mô hình <6><6> cho chúng ta

biết rằng hình thức nên sử dụng để thể hiện thông tin này là
một đường thời gian. Đó là một xuất phát điểm tốt. Nhưng
chỉ biết được rằng mình cần tạo ra một đường thời gian chưa
cho chúng ta biết nó sẽ phải chi tiết đến mức nào. Liệu nó nên
trình bày các bước theo các thời đoạn hợp lý hay theo thời hạn
chi tiết đến từng phút? Liệu có nên so sánh lịch dự án thông
thường với yêu cầu gấp gáp của lần này không?...

Nói cách khác, ta vẫn phải quyết định nên tạo ra kiểu đường

thời gian nào với hoàn cảnh và khán giả cụ thể của mình: một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.