Chỉ cần mẩu khăn giấy
22
hình đó sẽ giúp đưa ra một nền tảng tư duy vững chắc cho bất
cứ vấn đề nào bằng nhiều cách mới mẻ, sáng tạo.
Nếu bạn đã là một nhà tư duy thị giác toàn diện, hãy nhảy
thẳng tới mô hình
<6><6> (chương 7). Đây là nơi sinh học
thần kinh và nghệ thuật sẽ gặp gỡ, nắm tay và bắt đầu khiêu
vũ. Theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những họa sĩ tài năng
nhất cũng không thể tin nổi rằng tạo ra những bức vẽ kích
thích và giúp vận động mọi ngóc ngách của não bộ lại dễ dàng
đến như vậy.
Còn nếu bạn là một nhà thiết kế hay kiến trúc sư làm việc
theo dự án, đã quá quen thuộc với việc liên tục sử dụng các
hình vẽ trong đời sống kinh doanh, xin mạn phép nhờ bạn
giúp tôi một việc: Tiến thẳng tới chương 8 – chương trình
MBA về tư duy thị giác – và giải quyết triệt để bài tập tình
huống kinh doanh ở đó. Sẽ không đơn giản đâu, bởi vì nó buộc
bạn phải xem xét những bức vẽ của mình với óc phân tích cao
hơn rất nhiều so với những gì bạn được đào tạo ở trường thiết
kế, nhưng nó sẽ chỉ cho bạn một con đường hoàn toàn mới để
sử dụng tài năng của mình khi chia sẻ ý tưởng với mọi người
trong giới kinh doanh.
Đồng thời, tôi cũng đưa trở lại trọn một phần mà tôi đã bỏ
đi trong bản đầu tiên của cuốn sách. “Mười (rưỡi) điều răn
cho Tư duy thị giác” từng có mặt trong bản thảo gốc của tôi,
nhưng ở lần xem lại cuối cùng, chúng tôi đều đồng ý rằng đã
có quá nhiều tư liệu đối với một cuốn sách ra mắt lần đầu. Với