Chỉ cần mẩu khăn giấy
56
Tay còn hay hơn chuột
Không kể đến những cái tên mà cuối cùng ta sẽ gán cho chúng
(và chúng ta sẽ đặt tên cho tất cả các bức vẽ), trên đây là các
loại hình vẽ mà nội dung cuốn sách này đề cập tới. Tất cả đều
có thể được vẽ bằng tay và việc chúng ta
có học vẽ chúng bằng
tay là điều thực sự quan trọng, nhất là khi mới bắt đầu. Một
phần, nó là câu hỏi về sự tự tin trực giác: càng tin tưởng vào
ba công cụ tư duy thị giác “có sẵn” (mắt, trí tưởng tượng, khả
năng kết hợp tay-mắt), chúng ta càng khám phá được nhiều
hơn về khả năng tư duy thị giác bẩm sinh của mình.
Sự tin tưởng dành cho các công cụ có sẵn của chúng ta cũng
sẽ được đền đáp khi tới lúc chia sẻ những bức vẽ với mọi người:
1. Mọi người thích được xem tranh vẽ của người khác.
Trong phần lớn các tình huống trình bày, khán giả phản
ứng tích cực hơn với các hình vẽ tay (dù được vẽ thô kệch
đến thế nào đi nữa) so với các hình đồ họa chỉn chu. Sự
ngẫu hứng và mộc mạc của các hình vẽ tay khiến họ ít bị
gò bó hơn, đồng thời cảm thấy gần gũi hơn – và chẳng có
gì khiến một hình ảnh (kể cả hình ảnh phức tạp) trở nên rõ
ràng hơn với khán giả khi nó được vẽ từng bước một.
2. Các hình vẽ phác bằng tay được tạo ra nhanh chóng hơn
và dễ thay đổi.
Như chúng ta sẽ thấy, tư duy bằng hình ảnh
rất linh hoạt, phương pháp thử và sai bằng hình ảnh cũng
thường xuyên được áp dụng. Chẳng mấy khi hình vẽ chúng