102
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
cót” bởi những lời khuyên “đừng nản chí” của chị thay vì
làm cho anh ấy có cảm giác tự ái do chị quá nôn nóng về
sự nghiệp của chồng và có thể khuyên thiếu nghệ thuật hay
không đúng chỗ.
Cũng cần phân tích rõ nguồn gốc của các tình huống “lời
qua tiếng lại” một hồi hay điệp khúc nhiều hồi này là do
đâu? Ngữ điệu của câu nói (dịu ngọt hay đanh đá), cách thức
nói (cách đặt vấn đề), nội dung nói (chuyện anh, chuyện tôi,
chuyện cả hai; chuyện nghề nghiệp, chuyện trong nhà ngoài
phố), mục đích nói (khích lệ hay nhục mạ), địa điểm nói
(riêng anh ấy nghe hay bạn bè cùng biết), thời điểm nói (lúc
thoải mái hay lúc chán nản)... đóng vai trò quan trọng trong
việc quyết định kết quả của lời đối thoại.
Nếu lời góp ý của chị ngọt ngào, cách đặt vấn đề khéo
léo, nội dung nói vào trọng tâm, mục đích nói để xây dựng,
địa điểm và thời điểm nói thích hợp và nói vừa phải mà anh
ấy vẫn “hành hung” chị như một ‘điệp khúc” thì chị nên suy
nghĩ thật nghiêm túc về tương lai hôn nhân của chị và anh ấy.
Những người chồng có biểu hiện “bạo lực gia đình” sẽ
không dễ gì bỏ được thói quen này. Cắn răng chịu đựng tiêu
cực là điều chỉ mang đến sự hủy hoại bản thân. Nếu cá tính
bạo lực của anh ấy không thay đổi được thì đến lúc chị phải
mạnh dạn thay đổi cách nhìn của chị về anh ấy: Thà chấm
dứt cuộc hôn nhân không có tương lai còn hơn là chịu đựng
trong tuyệt vọng.
Đâu là đầu mối của các chuyện lục đục?
Trong thư chị cho biết nghề nghiệp không ổn định của
chồng chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng “lục đục và bạo lực gia đình”, ngoài ra “còn vì nhiều
chuyện khác”. Tôi không rõ đâu là đầu mối nhưng có thể suy