CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 125

Quan hệ vợ chồng I

111

trong khi thực tế, ta đang trở thành kẻ nô lệ của các thói quen

tiêu thụ. Thường thì, sau khi tiêu tiền trong cơn nghiện mua

sắm, nhiều người trắng tay và nhận ra rằng giá trị bản thân

ngày càng tụt giảm. Khi làm đầy tớ của thói quen tiêu cực

con người mất hết tự do đích thực. Hãy để các thói quen tích

cực có cơ hội phục vụ các giá trị cao quý của kiếp người. Để

giúp vợ bạn không lãng phí phước báu hiện hữu, đồng thời

phát triển các mặt mạnh như “thông minh, tài giỏi, sắc sảo

và rất đảm đang”, dưới đây là một số vấn đề bạn nên khéo

léo chia sẻ với vợ, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, góp phần

xây dựng hạnh phúc gia đình.

Nhận diện bản chất mua sắm
Về bản chất, nghiện mua sắm ở chị em phụ nữ (thỉnh

thoảng ở quý ông) cũng giống như nghiện cờ bạc, nghiện

rượu, nghiện thuốc lá và các chứng nghiện tiêu cực khác.

Khi con mắt bắt đầu “nghiện” các hình thái và màu sắc

ăn ý, người mua sắm thích có mặt ở các shop hàng hiệu,

các siêu thị năm sao, và dần dần thất bại trong việc kiểm soát

hành vi tiêu xài. Thói quen mua sắm làm ta có khuynh hướng

mua về nhà nhiều thứ mà phần lớn ta không có nhu cầu sử

dụng. Dù mua sắm là một hoạt động xã hội được luật pháp

bảo vệ, song hành vi mua sắm thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến tình

trạng bị rối loạn nhận thức và làm tổn hại đến hạnh phúc bản

thân và gia đình.

Mua sắm chỉ làm sướng con mắt, đôi lúc lại làm mệt tấm

thân, do không biết tiết độ có thể lâm vào cảnh nợ nần điêu

đứng, suy sụp tinh thần. “Vung tay quá trán” trong mua sắm

dễ tạo ra sự xung đột giữa bạn và người thân. Ý thức để dành

phước cho mai sau dạy ta lối sống không quan trọng hóa việc

hưởng thụ, mà biết sử dụng đồng tiền khôn ngoan vào các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.