Đại gia đình I
127
anh và chị được diễn ra trong tương lai gần, lại chịu ít nhiều
sức ép của gia đình về nhu cầu nối dõi tông đường, đang khi
tuổi của anh ấy không còn trẻ nữa.
Nếu chồng chưa cưới của chị muốn chia tay với chị, cưới
một người khác chỉ vì chị có nhu cầu thăng tiến với cơ hội
học tiến sĩ, xem ra anh ấy có khuynh hướng gia trưởng và
bảo thủ. Hai anh chị đã biết nhau 5 năm rồi, nếu bây giờ có
phải chờ đợi nhau thêm 3 năm nữa cũng không phải là không
khả thi. Tình yêu chân thật có thể giúp cho cả hai vượt qua
các thử thách. Xem ra, chồng chưa cưới của chị không thuộc
người kiên nhẫn và chịu đựng. Xa nhau một thời gian vì sự
học của chị âu cũng là cơ hội tốt cho cả hai nhìn lại và đánh
giá lại tình yêu mà cả hai đã dành cho nhau, hai người có thật
sự vì nhau chưa? Nếu thật sự đã yêu nhau và vì nhau thì cả
hai sẽ biết cần phải làm gì trong giai đoạn này để hướng đến
tương lai tốt đẹp cho nhau.
Cân nhắc cái ưu tiên và quan trọng hơn
Nếu chồng tương lai của chị đưa ra tối hậu thư, buộc chị
phải chọn một trong hai, đi du học thì hủy hôn nhân, tiến
tới hôn nhân thì hủy đi du học, thì chỉ có chị là người có thể
quyết định được vấn đề này. Để quyết định đúng, theo nghĩa
có lợi cho tương lai bền vững và hạnh phúc lâu dài, chị hãy
xem xét “bằng cấp tiến sĩ” là quan trọng hay việc “lên xe
hoa” trong sự hy sinh việc học là quan trọng? Xác định tính ưu
tiên trong giai đoạn này là rất cần thiết, điều này có thể giúp chị
xác định rõ cần chú trọng cái gì và tạm bỏ qua cái còn lại. Coi
trọng cả hai vấn đề cùng một lúc xem ra khó khả thi.
Theo tôi, kiến thức đạt được từ sự học là có giới hạn,
trong khi điều kiện để được học tiếp lên tiến sĩ của chị mang
tính điều kiện cao. Thứ nhất, chị phải trải qua và đã thi đỗ