Đại gia đình I
171
Nhờ cha mẹ chồng khuyên chồng
Thay đổi tính cách của một con người từ xấu thành tốt,
từ tiêu cực thành tích cực,... không phải là chuyện một ngày,
một bữa. Đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi đến sự kiên trì,
hiểu biết, có phương pháp và sự khéo léo. Trong hoàn cảnh
của chị, chồng chị có thể do thói quen dựa dẫm vào mẹ từ
nhỏ nên đã trở thành công tử bột, mọi việc trong nhà không
đụng đến ngón tay. Dần dà thành thói quen không muốn nỗ
lực làm việc gì cho người khác. Khi lập gia thất, chàng trai
trở thành chồng và cha vẫn tiếp tục sống bàng quan và vô tư
đối với mọi việc. Đây là gốc rễ của vấn đề.
Thay vì việc khuyên can chồng đến độ chị phải bị “mệt
mỏi khi mãi nói về một vấn đề” của chồng, chị nên khéo
léo chia sẻ với gia đình chồng, đặc biệt là cha chồng để
tìm sự cảm thông và đồng minh tích cực. Chị có thể nhờ
cha chồng hoặc một nhân vật bên chồng có uy tín với chồng
chị khuyến khích chồng chị tìm “công việc gì đó để phụ giúp
nuôi gia đình”, kết thúc thói quen “ngửa tay xin mẹ”. Bằng
cách này, một mặt chị không phải mệt mỏi vì chồng chị chưa
hay chậm hợp tác, mặt khác có tác động tích cực trong việc
thay đổi lối sống và cách ứng xử của anh ấy. Cũng là một
vấn đề, có người nói thì có tác dụng thay đổi, trong khi người
khác nói thì mọi việc đứng yên. Cha chồng nhắc nhở con trai
vượt qua thói dựa dẫm vào mẹ sẽ dễ thành công hơn là vợ nói
với chồng điều đó.
Ngoài sự nhắc nhở con trai, cha chồng chị cũng nên làm
gương trong việc giúp đỡ mẹ chồng chị. Làm gương thường
có giá trị giáo dục trực tiếp và hiệu quả hơn là những lời giáo
huấn thông thường. Khi cha chồng chị giúp đỡ mẹ chồng chị
thì chồng chị có thể giúp đỡ chị là điều không khó lắm. Tác
động tích cực trên nền tảng tương quan gia đình thường dễ