Tín ngưỡng: Đúng và sai I
215
được biết là người đàn ông mặt đen, râu rậm, tay cầm roi
cưỡi cọp đen. Vì ngộ nhận rằng Thần Tài có khả năng ban
phát sự may mắn trong kinh doanh, người buôn bán thường
thờ ông với tư cách là Tài Bạch tinh quân. Bàn thờ ông Thần
Tài được tôn trí ở góc nhà, thường là một khảm thờ, sơn son
thếp vàng, phía trong khảm có bài vị bằng giấy đỏ, viết bằng
mực nhũ kim với hàng như sau:
“Ngũ phương Ngũ thổ Long thần”
“Tiền hậu Địa chủ Tài thần”
Hai bên bài vị có câu đối chữ Hán, mỗi vế 5 chữ: “Thổ
Địa sanh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”, tạm dịch là
“Thổ Địa sinh ngọc trắng, Đất xuất hiện vàng ròng”.
Có truyền thuyết cho rằng Thần Tài chính là Triệu Công
Minh, người đời nhà Tần, Trung Quốc, trốn đời đi tu tại núi
Chung Nam. Tương truyền, sau khi đắc đạo, Thần Tài Triệu
Công Minh thường cứu bệnh, trừ tà, giải hàm oan, ban lộc
may mắn trong kinh doanh.
Rõ ràng, tín ngưỡng Thần Tài chỉ là niềm tin tồn tại trong
nhân gian Trung Quốc, ảnh hưởng đến giới kinh doanh và
thường dân Việt Nam từ nhiều thế kỷ.
Theo triết học Phật giáo, sau khi chết, tâm thức người
chết tiếp tục đầu thai do tổng thể nghiệp dẫn dắt. Thời gian
đầu thai thường diễn ra vài giây đến vài phút, sau khi chết
(theo Phật giáo Nguyên thủy) và chậm nhất là 49 ngày (theo
đạo Phật Đại thừa).
Theo thuyết tái sinh này, trung bình 10 tháng (theo Phật
giáo Nguyên thủy) hoặc nhiều nhất 12 tháng (theo đạo Phật
Đại thừa), tất cả người chết phải tái sinh. Không có chuyện
tâm thức của người chết tồn tại dưới âm phủ, mộ huyệt, nhà