Tín ngưỡng: Đúng và sai I
219
không cần cầu nguyện cũng đạt được. Ngược lại, nếu không
nỗ lực đích đáng, đầu tư đúng mức trong kinh doanh thì có
cầu nguyện may mắn cũng chẳng thể thay đổi được gì. Quy
luật nhân quả dù trong kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực nào
khác cũng giống như “hình ngay thì bóng thẳng” hay “âm
thanh nào tiếng vang đó”.
Do mê tín vào ông Thần Tài hàng triệu tiểu thương ở các
nước nghèo tiếp tục ngây ngô tin rằng chỉ cần giao khoán
niềm tin vào Thần Tài và sự thờ phụng ông ấy, việc làm ăn
sẽ được thành công!? Niềm tin sai lạc này gây tổn thất lớn
về kinh tế cho hàng triệu tiểu thương trong nền kinh tế thị
trường, đang khi các tập đoàn lớn đầu tư có hệ thống, biết
xây dựng thương hiệu, đạt được niềm tin của khách hàng, trở
nên thành công hơn.
Các tập đoàn quốc tế lớn chẳng hề thờ Thần Tài như
Trung Quốc và Việt Nam nhưng nhờ nắm vững nhân quả thị
trường, ngày càng thành công và làm giàu trên sự lót đường
và phá sản của giới tiểu thương, thiếu vốn liếng, thiếu đầu
tư, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hợp tác nên không thể đứng
vững trong sự cạnh tranh của thị trường.
Theo Phật giáo, Bát Chánh Đạo (tầm nhìn chân chính, tư
duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề
nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, chính niệm và chính
định) có thể giải quyết tất cả các vấn nạn của con người ở
cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc gia và toàn
cầu. Áp dụng Bát Chánh Đạo trong kinh doanh, người kinh
doanh không phải tốn tiền cúng Thần Tài, không phải phập
phồng lo lắng các rủi ro, vẫn có thể đạt được sự thành công
theo hướng bền vững.
Theo đạo Phật, thà chậm giàu một chút, hay giàu ít một