Chuyển hóa tâm I
267
Giả thiết một, chồng chị bị ám ảnh bởi người vợ trước
ngoại tình dẫn đến ly dị vợ nên anh ấy hoài nghi chị như hoài
nghi bất cứ người phụ nữ nào khác. Một “ý trung nhân” lý
tưởng như chị khi bị hoài nghi vô cớ hoài dễ dẫn đến tình
trạng mệt mỏi. Nếu cơn ghen của anh ấy không phải do cá
tính thì tính hoài nghi do ám ảnh quá khứ của anh ấy sẽ có
thể được xóa nhòa khi chị nỗ lực chứng minh một cách có
phương pháp rằng chị khác với vợ cũ của anh ấy. Do đó, anh
ấy không thể tiếp tục giữ lý do “có thể bị người yêu cắm
sừng” để ứng xử không hay với tình yêu hiện tại của cả hai,
vốn không có liên hệ gì, nói chi là giống với cuộc tình trước
của anh ấy với vợ cũ.
Giả thiết hai, anh ấy có thói quen “kiểm soát” người yêu
hiện tại và vợ tương lai. Người có tâm kiểm soát người khác
khi yêu nhau sẽ quan tâm “quá đà” về thời gian biểu, công
việc, quan hệ xã hội, đối tác làm ăn, sinh hoạt cá nhân,... của
người mình yêu, do vậy dễ ghen tức, khó chịu, khổ đau khi
thấy người mình yêu nói chuyện với người khác, hoặc được
người khác phái quan tâm, săn đón, ga lăng, chăm sóc... Thói
quen kiểm soát sẽ làm cho người mình thương cảm thấy ngột
ngạt, khó chịu, mệt mỏi và mất hạnh phúc. Sức chịu đựng
nào cũng có giới hạn, phải không chị? Đang trong giai đoạn
mới yêu nhau chờ sang năm cưới nhau mà chị còn cảm thấy
ngột ngạt, thì khi chính thức trở thành vợ chồng của nhau, sự
ngột ngạt sẽ có thể gia tăng theo năm tháng. Để nuôi dưỡng
tình yêu bền vững chị nên khéo léo khuyên anh ấy thay đổi
nhận thức và cách ứng xử, tin tưởng người mình yêu thương,
nhờ đó, cả hai mới đón nhận được hạnh phúc đích thực.
Giả thiết ba, anh ấy thuộc tuýp người hoài nghi do bị
bệnh hoang tưởng. Biểu hiện thông thường của hoang tưởng
là hay đa nghi người khác, không tin tưởng ai, dù là bất cứ