CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 89

Một ngày kia, như Segaller kể lại, Ray Tomlinson, làm việc cho hãng máy
tính Bolt, Beranek và Newam, viết một chương trình truyền các tệp hồ sơ
đơn giản, truyền được các file từ một máy tính sang một máy khác, rồi
khẳng định máy kia đã nhận được các file này. Sau này Tomlinson nói với
segaller, "Một khi ta truyền được file từ một máy tính sang một máy khác
thì đương nhiên ta có thể viết và truyền các file này cho một vài máy khác,
và gửi thư cho những người khác nhau. Lúc đó tình cờ tôi đang nghiên cứu
một loại nhu liệu cho phép soạn thảo và truyền email, gọi là "gửi lời nhắn"
(send message) - và thách thức lúc đó là kết hợp soạn thảo email và dùng
nhu liệu truyền file từ máy tính này sang máy tính khác. Tôi thực hiện
ngay... và đã thành công." Nhiều người khác nghe được chuyện này, nhiều
máy tính khác cùng áp dụng và... alê, email ra đời.
Theo Segaller, Tomlinson chính là người sáng tạo chữ @ để phân biệt
người viết mail và nơi làm việc hay địa chỉ của người này. Khi những nhà
nghiên cứu thấy được công dụng của email, thì việc sử dụng chúng bùng
phát ngay, các mạng xuất hiện và hàng loạt thể loại thông số khác nhau
được truyền qua lại giữa các trường đại học, cơ quan chính phủ, công ty và
các hãng nghiên cứu. Nhiều mạng điện toán khác ra đời, nhưng như
Segaller cho biết, chúng chỉ cho phép các khách hàng liên hệ trong nội bộ
mạng mà thôi, vì các mạng này không "nói chuyện" được với nhau. Cho
đến khi hai nhà nghiên cứu Vint Cerf và Bob Kahn phát minh ra một thể
thức, một loại ngôn ngữ lập trình, có thể làm các mạng "nói chuyện được
với nhau", khiến cho một "gói dữ liệu" rồi khỏi một mạng, di chuyển và
vào qua cổng một mạng khác, mà theo Segaller, được giới thiệu hồi năm
1973 là một thứ "mạng của mạng", gọi tắt là Internet.
Toàn bộ câu chuyện chưa được đại chúng biết đến cho mãi tới năm 1990.
Năm đó, Tim Berners-Lee, một kỹ sư mạng điện toán người Anh đóng tại
Geneva sáng tạo ra một công cụ, đơn giản và hầu như miễn phí để thu thập
tin tức từ Internet - một thức mang tên the World Wide Web. Theo
Segalller, lúc đó có khoảng 800 mạng máy tính, nối tổng số 160.000 máy
tính trên thế giới hòa mạng Internet. Về mặt kỹ thuật thì số máy tính đó
được nối với nhau, nhưng để vào tìm dữ liệu trữ trong các máy tính này là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.