Rồi tôi nhận ra rằng tôi thuộc dạng người phải chăm chỉ làm việc mới
kiếm được tiền. Bất cứ khi nào tôi nỗ lực làm một việc gì đó (chẳng hạn
như công việc kinh doanh của tôi,) tôi sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Và
những khi tôi tự nghiên cứu để chọn loại cổ phiếu đầu tư, tôi cũng có được
lợi nhuận. Nhưng buồn cười là khi tôi chỉ đơn thuần dựa vào vận may là tôi
lại thua tiền.
Khi nghe tôi kể về số BaZhi, thì bạn cũng đừng ghen tị với những người
như quản lý sản xuất của tôi hay BT. Những người có “vận may cơ hội” có
khuynh hướng ít đầu tư công sức và ỷ lại quá mức vào vận may để đạt được
những gì mình muốn. Thay vì tận dụng vận may đó để gom vốn mở kinh
doanh hay tiếp tục học lên cao chẳng hạn, họ lại thường phung phí hết số
tiền mình kiếm được.
Vì vậy, nếu bạn có được “vận may cơ hội”, thì xin chúc mừng bạn! Nếu
bạn kết hợp vận may với nỗ lực của chính mình, bạn sẽ cực kỳ thành công.
Nếu số phận của bạn cũng giống như tôi, không có con số 3 trong BaZhi,
thì cũng đừng lo lắng. Cho dù không có vận may cơ hội, tôi cũng đã rất
thành công trong tất cả lĩnh vực cuộc sống.
3) Vận may nỗ lực
Trong khi ta không thể kiểm soát được “vận may bẩm sinh” và “vận may
cơ hội”, ta lại hoàn toàn có thể làm chủ “vận may nỗ lực” của mình. Loại
vận may này góp 90% vào may mắn của một người và là tác nhân thật sự
quan trọng.
Công thức cho vận may nỗ lực là: May mắn = Cơ hội + Sẵn sàng +
Hành động.
Khi thị trường chứng khoán lao xuống đáy với vận tốc chóng mặt (giảm
60%) trong đợt khủng hoảng tài chính Mỹ (2007-2008), tôi đã đầu tư rất
nhiều tiền để mua cổ phiếu và bất động sản giá rẻ. Năm 2009, thị trường
chứng khoán phục hồi, tăng lên 120% và tôi lời được hơn 3 triệu đô Mỹ.
Rất nhiều người nói tôi quá may mắn khi kiếm được số tiền này. Đúng là
tôi có may mắn thật. Nhưng đó không phải vận may bẩm sinh hay vận may