Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp
Tương tự, nếu muốn leo lên chiếc ghế lãnh đạo, bạn phải cực kỳ cẩn thận
trong việc lựa chọn doanh nghiệp nào có văn hóa cho phép bạn phát triển –
ngay cả khi đã vào công ty, bạn vẫn phải thận trọng với những bè phái trong
tổ chức đó.
Vì sao? Bởi vì mỗi công ty mang một nét văn hóa riêng. Ở một số nơi,
nhân viên thường chỉ thích than vãn, làm đúng nghĩa vụ được giao, chấm
hết.
Thật khó để tìm được động lực hay cơ hội vươn lên trong những tổ chức
như thế. Nếu chủ động làm nhiều hơn trách nhiệm được giao, bạn có thể
khiến đồng nghiệp và thậm chí cả sếp (cũng là người hay trốn việc) khó
chịu bởi lúc này bạn đang làm họ mất mặt.
Cuối cùng thì sao, họ sẽ quy chụp bạn tội “ghi điểm, làm màu”. Sau một
thời gian, khi bạn không thể chống cự được nữa, bạn nhập hội với họ.
Trong bất kỳ tổ chức lớn nào cũng tồn tại những nhóm người chuyên
tranh thủ thời gian tán phét, kéo dài giờ nghỉ trưa và nói xấu cấp quản lý.
Càng giao du với những người như thế, bạn sẽ càng trở nên giống họ và tự
hủy hoại sự nghiệp của mình.
Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp (như công ty tôi chẳng hạn), nơi
mà hầu như mọi người đều muốn thể hiện hết mình và nỗ lực để nổi bật.
Đó là áp lực cạnh tranh lành mạnh và thi đua thân thiện. Nơi chúng tôi
làm việc có một văn hóa là “phải làm mọi cách” để hoàn thành công việc
được giao. Khi một bộ phận nào đó đạt kết quả đột phá trong doanh thu hay
hiệu quả công việc, những bộ phận khác cảm thấy mình có động lực “phá
kỷ lục” trong năm sau.
Ít có ai than vãn khi gặp khó khăn. Khi bạn nhìn thấy mọi người (cả sếp
lẫn bản thân bạn) xắn tay áo lên làm việc cả vào cuối tuần, mọi người đều
chung cảm giác bừng bừng cảm hứng, lạc quan vui vẻ. Với những công ty
có văn hóa làm việc như vậy, bạn dễ dàng tìm thấy động lực cho bản thân.
Dù bạn có thích hay không thì văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến