Nâng cao trình độ – Chơi với những đối thủ cừ hơn
Hãy tưởng tượng bạn chơi một môn thể thao nào đó, quần vợt chẳng hạn.
Nếu bạn tỉ thí với những tay vợt trình độ ngang bằng hoặc yếu hơn, bạn có
thấy hứng thú không? Cũng có thể. Bạn sẽ thấy chiến thắng sao mà dễ dàng
quá, và điều này khiến bạn cảm thấy mình là tay chơi cự phách.
Nhưng thỉnh thoảng nếu bạn có dịp thi đấu với một đối thủ kinh nghiệm
và tài giỏi hơn hẳn, bạn có thích không? Ban đầu có thể bạn thấy nản vì
nghĩ mình kém cỏi nhưng nếu bạn cứ duy trì, tôi cam đoan chỉ trong vài
tháng, phong độ thi đấu của bạn sẽ cải thiện lên rất nhiều. Chơi với những
người giỏi hơn sẽ giúp bạn nâng cao tiêu chuẩn và cho bạn cơ hội quan sát
học hỏi.
Một trong những bí quyết thành công của tôi là quen với những người
thành công hơn mình, trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Khi tôi làm ra một
triệu đô đầu tiên ở tuổi 26 và sở hữu hai doanh nghiệp có doanh thu lên đến
20 triệu đô, tôi nghĩ mình đã khá thành công.
Nói cho cùng thì bạn bè chẳng ai kiếm được như tôi. Sau một thời gian,
điều này khiến tôi tự mãn. Tôi bắt đầu mất dần động lực học hỏi và phấn
đấu vươn đến mục tiêu cao hơn. Không còn gì thách thức để tôi vượt ra
khỏi vùng an toàn của mình nữa.
Đến năm 2002, tôi nhận lời mời gia nhập một tổ chức mang tên Doanh
Nhân Trẻ, nơi tôi có cơ hội gặp gỡ rất nhiều doanh nhân khác trong khu
vực. Từ cảm giác ngây ngất trên đỉnh cao, tôi bỗng nhận ra mình vẫn đang
mò mẫm dưới chân núi. Những gì tôi đã cố công gầy dựng chẳng thấm vào
đâu so với một vài người trong tổ chức. Một số sở hữu doanh nghiệp niêm
yết trên sàn chứng khoán với tổng giá trị hơn 300 triệu đô, chưa kể tài sản
cá nhân khoảng 10-20 triệu đô.
Họ quản lý hàng nghìn nhân viên, có văn phòng đặt tại nhiều nước khác
nhau, trong khi toàn bộ đội ngũ của tôi chỉ có cả thảy 60 người ở Singapore
lúc bấy giờ. (Các đồng sự và tôi vẫn chưa vươn ra toàn khu vực.) Từ chỗ tự
mãn, tôi bỗng nhiên tràn đầy cảm hứng và cả thách thức. “Nếu những người