Có vẻ như 10.000 giờ là cái giá phải trả cho một tài năng
Lý luận này được củng cố bằng những thí nghiệm đột phá do giáo sư tâm
lý học K. Anders Ericsson tiến hành tại Học viện âm nhạc Berlin Elite vào
năm 1993. Ericsson và đội ngũ các nhà nghiên cứu của ông chia các học
viên violin của trường ra làm ba nhóm. Nhóm một gồm những người chơi
xuất sắc. Nhóm hai gồm những người chơi tốt, và nhóm ba gồm những
người chơi ở mức trung bình.
Tất cả nhận được cùng một câu hỏi, “anh/chị đã tập luyện bao nhiêu giờ
cả thảy từ lần đầu tiên anh/chị chạm tay vào cây đàn violin?” Sau khi thu
thập và nghiên cứu câu trả lời, người ta khám phá ra rằng hầu hết những
người này đều bắt đầu chơi đàn violin từ năm 5-6 tuổi, và tập luyện trung
bình 2-3 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ rệt từ năm 8 tuổi
trở đi.
Nhóm những người chơi xuất sắc tập luyện nhiều hơn những người khác
một cách đáng kể. Họ tập luyện sáu giờ mỗi tuần đến khi lên 9, tám giờ mỗi
tuần đến khi lên 12, và trung bình 16 giờ mỗi tuần đến khi lên 14. Trước khi
bước sang tuổi 20, họ đã tập luyện trung bình 30 giờ mỗi tuần và tích lũy
được 10.000 giờ luyện tập kể từ khi bắt đầu chơi violin từ năm 5-6 tuổi.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những người chơi tốt có số giờ luyện
tập là 8.000 giờ, và những học viên trung bình chỉ chạm mức 4.000 giờ
luyện tập. Nhóm nghiên cứu lặp lại khảo sát này với những nhạc công
piano, các kỳ thủ và vận động viên thể thao. Khi so sánh những nhân vật
xuất sắc với những người không có gì nổi trội, họ đều nhận thấy kết quả
tương tự.
Trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, Ericsson không tìm ra bất cứ
người chơi violin xuất sắc nào lại luyện tập ít hơn 10.000 giờ. Đồng thời, họ
cũng không phát hiện được người nào tập luyện chăm chỉ hơn tất cả những
người khác mà lại không đạt thành tích xuất sắc. Kết luận rút ra từ nghiên
cứu này là những người có tài năng vượt trội đơn thuần nỗ lực hơn người
khác rất rất nhiều. Thực chất, người ta nhận thấy khả năng xuất chúng phát