bị sập và vẫn tiếp tục chiến đấu. Liệu những đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh
87 có kịp tới ứng cứu họ không?
Theo giả định lạc quan nhất của chúng tôi thì các chiến sĩ biên phòng có
thể đứng vững được nhiều nhất là hai ngày. Nhưng nhiều đồn đã chiến đấu
lâu hơn hiều. Còn đồn của Lô-pa-tin đã đứng vững trong 11 ngày đêm!
Những người anh hùng đã chiến đấu đến cùng. Họ hy sinh trong tòa nhà đổ
nát, chứ không chịu hạ vũ khí.
Chiến sĩ biên phòng Pê-rê-mư-slơ, do trung tá I-a. I. Ta-ru-tin chỉ huy,
chiến đấu rất dũng cảm. Tại khu vực đồn của trung úy P. X. Nê-tsa-ép có
chiếc cầu bắc của sông Xan ở gần Pê-rê-mư-slơ. Bộ chỉ huy địch đã tung ra
một đội biệt kích để chiếm cầu. chúng đột phá và chiếm được cầu, nhưng
các chiến sĩ biên phòng đã tổ chức phản xung phong quyết liệt và đánh bật
chúng ra. Bọn phát xít dội pháo và cuối xuống chiến sĩ ta. Được sự yểm hộ
của pháo binh, chúng đã lội qua sông và đánh thọc sườn các chiến sĩ biên
phòng. Trong trận đánh không cân sức này, đội ngũ những người anh hùng
đã nhanh chóng giảm sút. Sau cùng chỉ còn lại một mình trung úy Nê-tsa-
ép. Đồng chí chờ địch đến gần mới giật nổ trái lựu đạn cuối cùng.
Những chuyện tội kể trên dựa theo lời những người chứng kiến và những
tin tức hiếm hoi ở ngoài biên giới gửi về. Và còn một bằng chứng nữa. Một
thượng sĩ Đức tham gia tiến công đồn biên phòng 9 của trung úy N. X. Xli-
u-xa-rép, bị bắt làm tù binh. Tại khu vực của đồn này có một chiếc cầu bắc
qua sông Xan (phía đông Ra-đưm-nô). Đồng chí Vla-đi-mia Bê-li-a-ép,
một phóng viên ngoài mặt trận, đã ghi lại lời khai của tên này. Tôi xin dẫn
bản ghi chép đó:
“Cho đến lúc này, - tên thượng sĩ nói, - chúng tôi đóng gần biên giới
Liên Xô và chỉ nghe thấy các chiến sĩ biên phòng Liên Xô ca hát. Chúng
tôi không thể hình dung nổi những con người có giọng hát ấm áp, du dương
và mơ mộng đó lại có thể bảo vệ đất nước mình oanh liệt đến như vậy. Hỏa
lực của họ thật đáng sợ! Chúng tôi phải để lại nhiều xác chết trên cầu, mà
vẫn không thể chiếm được cầu ngay. Lúc ấy, tiểu đoàn trưởng của chúng tôi
ra lệnh lội qua sông Xan từ hai cánh phải và trái để bao vây và chiếm