đồng chí. Thu hết sức tàn, thượng sĩ giật nụ xòe. Tiếng nổ vang lên… Còn
Đa-nin mình mẩy đẫm máu lách được tới hỏa điểm bên cạnh.
Bọn phát-xít nã hàng trăm phát đạn xuyên bê tông vào hỏa điểm của đội
cảnh giới của thiếu úy Tsa-pơ-lin. Các chiến sĩ điếc đặc vì tiếng súng, hầu
hết bị thương vì các mảnh bê-tông ở tường bắn ra. Ngạt thở vì khói và bụi.
Có lúc hỏa điểm im ắng khá lâu. Nhưng khi bọn Hít-le vừa nhổm dậy công
kích thì cái pháo đài nhỏ bé kia như sống lại, làm cỏ địch bằng những loạt
đạn chiến sĩ. Bọn phát-xít chiếm được chiếc cầu đường sắt bắc qua sông
Xan. Nhưng chúng không sử dụng được vì các xạ thủ súng máy xô-viết vẫn
kiểm soát được cầu. Cuộc chiến đấu cứ thế kéo dài một tuần cho đến khi
những dũng sĩ hết đạn, Đến lúc ấy, bọn công binh Hít-le mới kéo được bộc
phá đến hỏa điểm. Thiếu úy Tsa-pơ-lin và đồng đội đã hy snh, không rời vị
trí chiến đấu của mình.
Nhiều phân đội ở những khu vực cố thủ khác cũng đã chiến đấu dũng
cảm như vậy.
Những hỏa điểm ở biên giới Liên Xô với quân số không đông nhưng anh
dũng ngoan cường đã là trở ngại đầu tiên cho đội quân phát-xít to lớn trên
đường tiến sang phía Đông. Cuộc chiến đấu anh hùng của chiến sĩ biên
phòng và chiến sĩ ở khu vực cố thủ ở sát biên giới có ý nghĩa rất lớn. Chính
từ nơi đây, trên những cây số đầu tiên của Đất nước xô-viết, kế hoạch chiến
tranh chớp nhoáng của bộ chỉ huy Hít-le nghiên cứu tỉ mỉ đã bắt đầu rạn
nứt.