đánh triển khai ở hướng Ki-ép có một ý nghĩa lớn đã được xác nhận bằng
sự kiện là chính Hít-le đã tới U-cra-i-na trong những ngày này và từng họp
với bộ chỉ huy cụm các tập đoàn quân “Nam”. Bọn tướng lĩnh phát-xít cố
sống cố chết làm vui lòng thủ lĩnh của chúng. Tù binh Đức khẳng định rằng
ngày 8 tháng Tám đã được ấn định là ngày duyệt binh ở Ki-ép và đích thân
Hít-le sẽ có mặt.
Mường trượng trước rằng cuộc duyệt binh đó sẽ được tổ chức ở Crê-tsa-
tích nên tướng Ốp-xtơ-phen-đe, có trong tay các quân đoàn bộ binh 29 và
55, đã xua quân của y công kích hết trận này đến trận khác dọc theo đường
cái Va-xin-cốp – Ki-ép.
Nguyên soái X. M. Bu-đi-ôn-nưi đến sở chỉ huy Phương diện quân Tây –
Nam đã không hài lòng về tiến trình chiến đấu ở Ki-ép. Nghe xong báo cáo
của tướng Kiếc-pô-nô-xơ, đồng chí nỏi giận thốt lên:
– Các đồng chí thân mến, không phải chỉ có chống đỡ, mà phải đánh bại
quân địch!
Kiếc-pô-nô-xơ trình bày bằng bộ đội khu vực cố thủ Ki-ép không ngừng
phản kích địch. Hôm nay, lữ đoàn đổ bộ đường không 2 và một tiểu đoàn
thuộc lữ đoàn 3 lấy trong số lực lượng dự bị đã được đưa vào chiến đấu.
Dân quân Ki-ép và hai đoàn tàu bọc thép của họ cũng xung trận.
– Đừng chia thành những mũi nhỏ, - Bu-đi-ôn-nưi tiếp tục nói. – Hãy mở
những đòn đột kích bằng những quả đấm mạnh.
Nguyên soái hỏi sao không đưa sư đoàn bộ binh 206 và quân đoàn đổ bộ
đường không 3 vào chiến đấu.
Tư lệnh phương diện quân giải thích rằng đồng chí giữ sư đoàn lại vì tình
hình đang căng thẳng tột độ, mà sư đoàn này hiện là lực lượng dự bị duy
nhất ở Ki-ép. Những binh đội thuộc quân đoàn đổ bộ đường không thì mới
bắt đầu đến.
Sau khi được cam đoan là ngày hôm sau sẽ có những đòn đột kích mạnh,
X. M. Bu-đi-ôn-nưi đáp máy bay về sở chỉ huy của mình.