Gh. C. Giu-cốp trên lễ đài. Những người đến dự lắng nghe Tổng tham
mưu trưởng mới nói chuyện. Đồng chí nói về tình hình căng thẳng trên thế
giới. Ngọn lửa chiến tranh thế giới mới đang bùng cháy, còn nhân dân thì
đau khổ khốn cùng. Giờ đây, người dân lành phải chịu tai họa và hy sinh
nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trước đây, vì chiến sự lan sâu đến cả
hậu phương các nước tham chiến.
Nguy cơ chiến tranh ngày một đe dọa Liên Xô. Gh. C. Giu-cốp nói thẳng
là chúng ta phải coi bọn phát-xít Đức là kẻ thù tiềm tàng chủ yếu của Đất
nước xô-viết. Vì vậy, đồng chí phân tích nhiều về các hoạt động của quân
Hít-le ở phương Tây. Những chiến thắng quân sự của bọn Đức làm cho cả
thế giới bàng hoàng. Nhưng cũng không được quên rằng những thắng lợi
đó chỉ phải trả giá bằng một giá rẻ, bởi lẽ quân Đức hầu như không gặp sức
kháng cự. Nhưng dầu sao chúng ta cũng phải rút ra những kết luận cần thiết
từ những sự kiện đó. Giữ vai trò chính trong chiến thắng của quân phát-xít
là không quân, các binh đoàn xe tăng – thiết giáp và cơ giới hiệp đồng chặt
chẽ với nhau. Bằng những đòn đột kích mạnh, chúng bảo đảm cho quân
Đức tiến công ồ ạt.
Quân đội Đức được trang bị tốt, có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Chiến
đấu với một đối phương như vậy không phải dễ dàng. Trước kia, chúng ta
cho rằng muốn đột phá phòng ngự của địch, chỉ cần có ưu thế gấp rưỡi,
cùng lắm là gấp đôi ở đoạn đột kích chủ yếu là đủ. Tại hội nghị Mát-xcơ-
va, ý kiến khác đã thắng thế: cần bảo đảm ưu thế về lực lượng như vậy
không chỉ ở đoạt đột kích chủ yếu mà ở cả trên toàn bộ dải tiến công của
phương diện quân.
Lời tuyên bố đó của Gh. C. Giu-cốp làm mọi người sửng sốt. Nhưng
đồng chí giải thích rằng ý kiến tạo ưu thế chung gấp đôi về lực lượng và
phương tiện khi tiến công được hội nghị Mát-xcơ-va tán thành.
Tiếp đó, Giu-cốp chỉ ra rằng trong quân đội còn có những cán bộ muốn
nhìn chiến tranh hiện đại qua lăng kính của cuộc nội chiến, họ cố bám lấy
những tiêu chuẩn chiến dịch, chiến thuật đã lỗi thời, không hiểu hết ý nghĩa