CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 109

Reap. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt nam coi như chiếm được hết
những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia.
Sự thất thủ Phnom Penh ngày 7-1-1979 đánh dấu sự sụp đổ của chính
quyền Pol Pot. Quân Việt nam đã không ngừng lại ở Phnom Penh và họ đã
nhanh chóng tiến quân về phía tây. Trên đường tiến quân, họ bỏ qua những
ổ kháng cự nhỏ của quân Khmer Đỏ. Chỉ trong hai tuần sau, quân Việt nam
đã tiến sát tới biên giới Thái lan và chiếm đóng hết những thị xã lớn và
những tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia. Dù cho lực lượng hai bên có
chênh lệch ngay từ đầu, sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội Campuchia đã
làm ngạc nhiên nhiều người, kể cả những cấp lãnh đạo chính trị và quân sự
Việt nam. Vì thế mà họ đã không chuẩn bị kịp việc tiếp vận cho một địa
bàn quân sự quá lớn. Nhiều xe tăng đã bị bỏ lại và bắn cháy trên đường tiến
quân về hướng tây chỉ vì hết xăng giữa đường. Chiến thắng này cũng bất
ngờ với 66 đại biểu Campuchia được Việt nam triệu tập đang họp ở Mimot
ngày 5-1-1979 để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia
mới. Đảng này lấy lại danh xưng Đảng Nhân dân cách mạng có từ thời
1951. Pen Sovan, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà nội năm 1954, đang
mang quân hàm thiếu tá trong quân đội Việt nam, được đề cử giữ chức chủ
tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thang,
Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth.
Ngày 8-1-1979, đài phát thanh Phnom Penh loan báo Phnom Penh đã được
giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Một
Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng
mười ngày sau, Hội đồng này ký một hiệp ước với Việt nam, hợp thức hoá
sự hiện diện của quân đội nước này trên đất Campuchia.
Đạt được chiến thắng quân sự, nhưng Việt nam bị thất bại về ngoại giao.
Mười năm sau, dù đã bằng lòng rút quân khỏi Campuchia, Việt nam vẫn là
một quốc gia về ngoại giao lẻ loi nhất thế giới. Chính quyền Heng Samrin,
dù không tàn ác như Pol Pot, nhưng là một chính quyền bù nhìn, không
được thế giới công nhận. Hai ngày trước khi Phnom Penh thất thủ, sau khi
mất phần đất phía đông sông Cửu Long, do lời khuyên của Trung hoa, Pol
Pot mời Sihanouk đang bị giam lỏng đến và nhờ ông đại diện Campuchia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.