CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 113

giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một
căn cứ phản công. Một phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại
đây. Tuy quân số mang tiếng là gồm nhiều sư đoàn (264, 210, 104, 502,
260, 460), nhưng trên thực tế, mỗi sư đoàn chỉ có chưa lới một ngàn binh
sĩ. Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly và vài xe thiết giáp.
Để tấn công Leach, quân Việt nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn
công làm bốn hướng: Hướng thứ nhất, do sư đoàn 341 thay thế sư đoàn 330
đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải toả quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã
Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do sư đoàn 9 từ
căn cứ Amleng mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do
quân khu IX phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Kokong, rồi từ đó, tấn
công mặt nam. Hướng thứ tư, do sư đoàn 3 1, quân đoàn 3, từ biên giới
Thái lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach. Vì đây là một
trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn
tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, vì hoả lực thua kém, quân sốt,
bị hao hụt mà không được bổ xung nên căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị sư
đoàn 9 chiếm được ngày 29-4-1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận
đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất,
các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Taxang sát
biên giới Thái lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục
đánh du kích. Các đơn vị quân sự của Việt nam bắt đầu phân nhiệm để
hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được
rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế.
Tuy nhiên, vì lòng thù hận và mối nghi kỵ lâu đời giữa hai dân tộc, vì thái
độ hống hách của các cán bộ lãnh đạo chính trị và quân sự của Việt nam ở
Campuchia, với sự giúp đỡ của Trung hoa và sự đồng tình làm ngơ của
Thái lan, đội quân tan nát của một chính thể tàn bạo như Khmer Đỏ (còn
khoảng ba chục ngàn quân) vẫn còn khả năng quấy phá. Chính quyền Việt
nam, dù đang ở trong một tình trạng kinh tế tồi tệ, vẫn phải duy trì một đạo
quân chiếm đóng lên tới khoảng hai trăm ngàn, và cho tới mười năm sau,
sau khi quân Việt nam bị áp lực ngoại giao quốc tế và áp lực quốc nội buộc
phải rút quân, Khmer Đỏ vẫn còn là một lực lượng đáng kể ở Campuchia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.