CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 166

xâm lăng từ hướng tây bắc Tây Ninh.
Nguyễn Văn Linh: Bí danh Mười Cúc, bí thư thành uỷ Sài gòn năm 1975.
Được vào Bộ Chính trị năm 1976. Tới 1986, được bầu Tổng bí thư. Được
Gorbachev hậu thuẫn, phát động chính sách “đổi mới”.
Nguyễn Quyết: Tư lệnh quân khu III năm 1979, sau đó được thăng Thượng
tướng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị từ năm 1987, thay Chu Huy Mân.
Còn được giữ chức tư lệnh quân đoàn 68, một quân đoàn được thành lập
năm 1979 để phòng thủ biên giới Việt Hoa. Quân đoàn này bị giải thể cuối
năm 1980.
Nguyễn Sơn: Tốt nghiệp Hoàng Phố và phục vụ Cộng quân Trung hoa,
theo Mao Trạch Dông chạy đến Diên An. Về nước sau 1945 được cử làm
tư lệnh Liên Khu Tư. Vì bất hoà với Hồ và Giáp nên bị gửi trả về Trung
quốc.
Nguyễn Cơ Thạch: Thứ trưởng ngoại giao năm 1979. Thay Nguyễn Duy
Trinh làm ngoại trưởng năm 1980. Tới 1992 bị mất chức.
Nguyễn Quốc Thước: Tư lệnh quân đoàn 3 tại Campuchia sau khi Kim
Tuấn tử trận. Năm 1988, thay Hoàng Cầm làm tư lệnh quân khu IV.
Nguyễn Duy Trinh: ngoại trưởng chính phủ cộng sản nhiều năm cho tới
1980.
Nguyễn Thanh Tùng. Thiếu tướng Cộng quân. Tư lệnh binh đoàn 99, một
binh đoàn được thành lập để bình định Campuchia. Binh đoàn này rút về
nước năm 1987, có lẽ đã bị giải thể. Hiện Tùng được cử làm chính uỷ kiêm
tư lệnh phó quân khu IX.
Nguyễn Duy Thương: Tư lệnh sư đoàn 3, sư đoàn chính phòng thủ Lạng
sơn.
Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại sứ Việt nam tại Bắc kinh trong thời gian tranh
chấp.
Nguyễn Văn Vịnh: Trung tướng Cộng quân, bị kết tội làm gián điệp cho
Liên xô trong những năm Liên xô chủ trương “xét lại”. Nhưng chỉ bị giáng
xuống thiếu tướng khi Việt nam muốn lấy lòng Liên xô.
Nguyễn Trọng Xuyên: Chính uỷ quân khu III năm 1979. Hiện là tổng cục
trưởng tổng cục hậu cần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.