72
Chiến Lược Tư Duy: Đạt Được Sự Cân Bằng
Tôi nghĩ phần lớn chủ doanh nghiệp có thể hào hứng với
kinh doanh trong đa phần thời gian. Nhưng sẽ có những thử
thách, mây đen và trở ngại có thể đánh gục bạn. Bạn không thể
thua trong trận đấu này.
Hơn nữa, bạn càng đương đầu lâu với sự hỗn loạn, nó sẽ
càng làm hao mòn hoài bão và nhiệt huyết của bạn. Nhiều chủ
doanh nghiệp đã phải trải qua sự xói mòn cảm xúc, đến mức
họ thực hiện những công việc hàng ngày một cách qua quít và
vật vờ. Cách quản trị cảm xúc yếu kém trong kinh doanh như
thế chắc chắn sẽ mang đến kết quả mờ nhạt. Khi sự hỗn loạn
đang diễn ra khắp nơi và bạn cảm thấy như mình đang chiến
đấu chống lại cả thế giới, thật dễ để đánh mất niềm đam mê
của mình. Bạn thậm chí có thể còn không nhận ra điều đó đã
xảy ra.
Hãy làm một bài kiểm tra ngay lúc này. Hãy tự hỏi bạn có
đang cháy hết mình trong kinh doanh như ngày đầu tiên bắt
đầu. Hãy tự hỏi bạn có đang rơi vào cái bẫy “làm việc máy
móc”. Hãy tự hỏi bạn có dễ thất vọng. Quan trọng nhất, hãy tự
hỏi bạn có dễ bị sao nhãng khỏi mục tiêu đạt đến thành công
dài hạn của mình. Nếu bạn không có một bức tranh thành
công rõ ràng cụ thể trong 3 - 5 năm, đó là một dấu hiệu cho
thấy bạn không còn đủ nguồn vốn cảm xúc cần có của một chủ
doanh nghiệp.
TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VỐN CẢM XÚC CỦA BẠN
Nguồn vốn cảm xúc là một thứ mơ hồ khó nắm bắt. Nhưng
cũng tương tự như một tài khoản tiền gửi, vốn cảm xúc của
bạn được lưu trữ trong một cái kho chứa những cảm xúc tích
cực và bạn cần rút tài khoản đó mỗi ngày. Cái khó ở đây là tài
khoản đó nằm bên trong con người bạn. Bạn chẳng thể nào
tìm kiếm nó trên mạng hay gọi cho nhà băng để hỏi số dư còn
Nguồn Vốn Cảm Xúc