Chú thích của tác giả: Trong khoảng thời gian giữa lần xuất bản hiện nay
và lần xuất bản trước của bản luận thuyết này, được biết rằng thí nghiệm đề
xuất ở đây đã được làm thực sự ở tầm cỡ rộng lớn hơn bất cứ tầm cỡ đô thị
hay tỉnh thành nào và đã ở trong tiến trình thử nghiệm cho nhiều năm.
Trong bản Hiến pháp Đan Mạch (không phải cho riêng Đan Mạch mà là
bản Hiến pháp được điều chỉnh cho toàn thể vương quốc Đan Mạch), sự đại
diện bình đẳng của các nhóm thiểu số được đảm bảo nhờ dựa trên một kế
hoạch hầu như đồng nhất với kế hoạch của ông Hare, cứ như là bổ sung
thêm một thí dụ nữa vào biết bao nhiêu thí dụ cho thấy ý tưởng nhằm hóa
giải những khó khăn nảy sinh từ tình thế chung của trí tuệ con người hay
của xã hội, tự thân nó hiện diện như thế nào trong các trí tuệ siêu đẳng cùng
một lúc mà không cần đến trao đổi liên lạc. Nét đặc biệt này của luật bầu
cử Đan Mạch đã được trình bày đầy đủ và sáng tỏ trước công chúng nước
Anh trong một bài báo thể hiện tài năng của ông Robert Lytton tạo thành
một trong những bản báo cáo có giá trị của ban Thư ký Tòa công sứ, được
ấn hành theo lệnh của Hạ viện năm 1864. Bản kế hoạch của ông Hare, nay
cũng có thể được gọi là bản kế hoạch của ông Andrae, như vậy đã tiến lên
từ vị thế của một dự án đơn thuần trở thành vị thế của một sự kiện chính trị
đã thực hiện. Dẫu cho Đan Mạch vẫn là nước duy nhất mà ở đó sự Đại diện
Cá nhân đã trở thành một thiết chế, sự tiến bộ của ý tưởng trong những trí
tuệ suy tư là rất nhanh chóng. Tại hầu hết các nước mà sự bỏ phiếu phổ
thông nay được xem như một sự thiết yếu, sơ đồ đang được mở đường
nhanh chóng: với những bạn hữu của nền dân chủ thì như là một hậu quả
logic của nguyên tắc; với những người chấp nhận chính thể dân chủ hơn là
ưu ái nó thì như là một hiệu chỉnh bắt buộc cho những bất tiện của chính
thể này. Những nhà tư tưởng chính trị của Thụy Sĩ đang dẫn đầu. Những
nhà tư tưởng chính trị của Pháp đi theo sau. Không kể đến những người
khác, trong phạm vi thời kỳ rất mới đây thôi, hai cây viết chính trị có ảnh
hưởng và có uy tín nhất ở nước Pháp, một thuộc trường phái tự do trung
dung còn người kia thuộc trường phái dân chủ cực đoan, đã bày tỏ sự tán
thành công khai đối với bản kế hoạch. Trong số những người ủng hộ bản kế