CHUYỆN NGƯỜI TÙY NỮ - Trang 5

Margaret Atwood sinh năm 1939 ở Ottawa, lớn lên tại miền Bắc Ontario,
Quebec và Toronto, lấy bằng cử nhân Đại học Toronto và bằng thạc sĩ
Havard. Dù ban đầu nổi tiếng ở quê nhà qua tác phẩm khảo sát-nghiên cứu
Survival: A Thematic Guide to Canadian Literature (“Sống sót: Tiếp cận
văn học Canada theo hướng chủ đề”, 1972), bà lại chinh phục công chúng
văn học Anh ngữ trước hết bằng thơ ca, và sau này, bằng những tiểu thuyết
dày dặn và độc đáo.

Tuổi thơ trong những cánh rừng Canada với người cha là một nhà côn trùng
học, niềm ham thích từ nhỏ đối với thần thoại và cổ tích, cộng với tâm thế
một “người đàn bà-trí thức” lớn lên cùng thời kỳ với làn sóng nữ quyền thứ
hai, tất cả đã để lại dấu ấn trong cách lựa chọn chủ đề của Atwood. Nhưng
lối viết sắc bén mà hóm hỉnh hấp dẫn là tài sản của riêng bà. Trong số 13
cuốn tiểu thuyết đã và sắp xuất bản của bà, 5 cuốn đã từng được để cử
Booker: The Handmaid’s Tale (“Chuyện người Tùy nữ’, 1985), Cat’s Eye
(“Mắt mèo”, 1988), Alias Grace (“Còn gọi là Grace”, 1996), The Blind
Assassin
(“Tay sát thủ mù”, Booker 2000), Oryx and Crake (“Linh dương
và gà nước”, 2003). Tính tổng thể các giải thưởng từng nhận được, Atwood
đứng đầu các tiểu thuyết gia được tôn vinh theo ước tính của
Awardannals.com.

Chuyện người Tùy nữ là tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của Margaret
Atwood, đã dịch ra gần 30 thứ tiếng, được đưa lên màn ảnh năm 1990 (kịch
bản Harold Pinter, đạo diễn Volker Schlondorff) và sân khấu opera năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.