thứ nhất cho chúng ta biết rằng: Trong tình trạng không có bất kì ngoại lực
nào, năng lượng của vật thể không thể tự sinh ra và cũng không thể tự mất
đi, mà sự bảo toàn và hoán chuyển của nó được thể hiện qua nhiệt lực học.
Do không thể tránh được lực ma sát nên năng lượng máy móc sử dụng sẽ
dần bị cạn kiệt. Lúc này, nếu không có sự bổ sung năng lượng từ bên ngoài,
máy móc sẽ không thể chuyển động tiếp được.
Loại động cơ vĩnh cửu thứ hai không phải là làm cho động cơ tách biệt
hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhưng chỉ đơn phương hấp thu nhiệt từ
nguồn nhiệt từ bên ngoài, tạo ra chu trình năng lượng giúp động cơ chuyển
động vĩnh cửu. Nhưng, định luật nhiệt lực học thứ hai cho chúng ta biết :
Không thể chỉ hấp thu nhiệt một chiều để tạo ra công có ích mà không làm
thay đổi những cái khác. Máy móc khi hấp thu năng lượng một cách bình
thường, một phần sẽ được trở thành công có ích được sử dụng theo ý của
người sử dụng, còn một phần khác không tránh khỏi việc bị phát tán. Năng
lượng sẽ không thể chuyển hoá hoàn toàn thành các công có ích, nó dần
dần sẽ cạn kiệt. Định luật nhiệt lực học thứ hai còn cho chúng ta biết thêm:
Không thể chuyển nhiệt lượng từ vật thể có nhiệt lượng thấp tới vật thể có
nhiệt lượng cao mà không gây ra những thay đổi. Có những động cơ vĩnh
cửu khi thiết kế người ta hi vọng có thể lợi dụng sự chênh lệch nhiệt đ̕
trong quá trình biến đổi từ nước lạnh sang nước nóng và ngược lại để
chuyển thành nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho động cơ.
Do động cơ vĩnh cửu trái với những nghiên cứu khoa học đã từng được
chứng minh và thử nghiệm, trái với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng, nên ta có thể khẳng đinh không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu.