Đũa khi nhìn trong nước trông giống như bị gãy,
bạn có biết tại sao không?
Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý.
Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén
nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên. Khi
bạn nhìn chiếc đũa đó trên một góc nghiêng, bạn sẽ phát hiện ra một:hiện
tượng rất lí thú đó là chiếc đũa trông giống như bị gãy. Bạn có biết nguyên
nhân tạo ra hiện tượng này không?
Thì ra, đó là do một số đặc tính của ánh sáng quyết định. Ánh sáng sẽ
truyền theo đường thẳng khi ở trong môi trường có cùng một loại vật chất.
Nhưng khi ánh sáng đi từ một dạng vật chất này qua một dạng vật chất
khác, ví dụ như từ không khí vào nước hoặc từ nước vào trong không khí.
Do ánh sáng đi qua các dạng vật chất khác nhau, tốc độ truyền sẽ khác
nhau. Ánh sáng ở điểm ranh giới giữa hai dạng vật chất sẽ thành cong, qua
chỗ đó nó lại truyền theo một đường thẳng. Hiện tượng ánh sáng này người
ta gọi là khúc xạ ánh sáng.
Khi nhúng chiếc đũa ngập trong nước, đường ánh sáng được phản xạ đi
qua điểm ranh giới giữa không khí và nước, tạo ra một góc so với mặt
nước. Từ đó ta nhìn thấy một bộ phận của chiếc đũa ở trong nước và phần
còn lại ở trong không khí khiến chúng ta có cảm giác chiếc đũa như bị gẫy
ra. Ta biết rằng, hiện tượng này chính là do đặc tính khúc xạ ánh sáng tạo
nên.
Hiện tượng này bạn có thể quan sát thấy trong rất nhiều trường hợp.
Khi chúng ta đứng trên bờ ao, bờ suối nhìn cá bơi lội, ta nhìn rõ đường
ánh sáng phản xạ lại từ thân của con cá. Khi đường ánh sáng đi qua mặt
ranh giới giữa nước và không khí, hiện tượng khúc xạ đã được hình thành,
phương đi thẳng vốn có của ánh sáng đã bị thay đổi. Lúc đó, nó sẽ tạo ra
một góc so với mặt nước. Những điều mà chúng ta nhìn thấy chính là