Bạn có biết bác sỹ khám tai mũi họng thường
dùng kính gì không?
Bạn đã bao giờ đến bệnh viện kiêm tra tai chưa? Bạn có quan sát thấy
một loại kính lõm mà các bác sỹ vẫn thường đeo khi khám bệnh không?
Bạn có biết vì sao họ lại phải đeo loại kính như vậy không?
Bởi vì, tai của chúng ta là một nơi tương đối tối khiến cho bác sỹ không
thể nhìn rõ. Khi có trợ giúp của kính lõm, bác sỹ sẽ dễ dàng kiểm tra được
tai của chúng ta. Vậy kính lõm chiếu sáng tai của chúng ta thế nào?
C đều biết rằng, đường đi của ánh sáng mang tính nghịch, tức là trên
đường đi, tia sáng có thể quay trở lại. Khi tia sáng phản xạ tạo thành một
chùm tia sáng song song được chiếu lên kính lõm, tất cả sẽ được hiện lên
phía trước tiêu điểm của kính. Do tính nghịch của đường ánh sáng, nếu như
ta đưa một nguồn sáng nhỏ vào trước tiêu điểm kính lõm, ta sẽ thấy tia sáng
phát ra từ nguồn này, sau đó phản xạ trở lại kính lõm tạo thành chùm ánh
sáng song song. Đèn chiếu sâu, các loại đèn pha của ôtô cũng được lắp đặt
theo nguyên lí kính lõm. Tất cả các loại đèn này đều có khả năng chiếu ra
một luồng ánh sáng theo hình trụ, nó có thề tập trung các tia sáng lại để
chiếu sáng. Thế nhưng, nếu kính lõm không đạt đến độ chuẩn xác, hoặc
nguồn sáng không đặt được trước tiêu điểm của kính lõm, thì việc hình
thành chùm tia sáng song song sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể
như việc dùng đèn pin chiếu sáng, bạn có thể thử nghiệm đế thấy rõ chùm
tia sáng song song được hình thành như thế nào.
Kính mà các bác sỹ vẫn thường đeo có đường kính khoảng 5cm. Khi
chùm tia sáng được chiếu đến mặt kính nó sẽ phản xạ trở lại vào một điểm
sáng nhỏ có đường kính là 5mm. Điểm sáng này có độ chiếu sáng tốt hơn
rất nhiều lần. Do vậy, chỉ cần dùng một nguồn sáng đèn điện bình thường
để chiếu vào mặt kính lõm, bác sỹ cũng có thể nhìn rõ tất cả bên trong tai.