Vì sao bầu trời lại có màu xanh?
Trong chúng ta hầu như ai cũng thuộc thuộc một vài những ca khúc viết
về bầu trời với những câu từ như: Bầu trời xanh biếc, mây trắng bay v.v...
Bạn có biết tại sao bầu trời lại có màu xanh không?
Các hạt trong khí quyển giống như "âm thoa quang học" siêu nhỏ, hạt
càng nhỏ, tần suất càng cao. Thành phần chủ yếu trong khí quyển là các
phân tử nitơ và phân tử ôxy. Chúng là những vi hạt sóng vô tuyến, tần suất
vốn có của nó nằm ngoài phần tử ngoại của phổ điện từ. Khi Mặt Trời
chiếu các tia tử ngoại, các phân tử ôxy và nitơ cũng được phát âm trong khí
quyển (đa số các tia tử ngoại được tầng ôzôn phía trên của bầu khí quyến
hấp thu). Ánh sáng xanh cũng được phát tán theo thức tương tự, nhưng nó
yếu hơn ánh sáng tím, các ánh sáng khác cũng phát tán nhưng đều yếu hơn.
Như vậy, ta có thể thấy khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua bầu khí
quyển, ánh sáng xanh và ánh sáng tím sẽ được phát tán nhiều hơn, còn
những màu như màu lục, vàng, cam, đỏ sẽ phát tán yếu hơn. Tuy nhiên, ánh
sáng tím lại phát tán "âm thoa" nhiều hơn ánh sáng xanh. Mắt của chúng ta
lại nhậy cảm với ánh sáng xanh hơn là ánh sáng tím, do vậy bầu trời mà
chúng ta nhìn thấy có màu xanh.
Nhưng trong không khí, khi vô số các hạt bụi và các loại hạt khác tăng
lên đến mức nhiều hơn cả nitơ và ôxy, ánh sáng của mặt trời được phát tán
cũng sẽ ở tần số thấp hơn. Lúc này, bầu trời mà chúng ta nhìn thấy không
còn màu xanh nữa, mà lại có màu xám. Bầu trời sau cơn mưa dường như
được rửa sạch, ta lại thấy trở về màu xanh.