Vì sao kính mờ khi nhúng xuống nước lại có thể
trở?
Bạn đã bao giờ nhìn thấy kính mờ chưa? Trong gia đình, kính mờ thường
được lắp trên cánh cửa nhà tắm, nhà vệ sinh. Tia sáng khi chiếu qua kính
mờ hay kính trong đều gây ra khúc xạ. Kính thường có hai mặt trơn nhẵn,
ánh sáng khi khúc xạ sẽ tuân theo một quy luật, như vậy chúng ta có thể
nhìn rõ các đồ vật phía sau kính. Khi chúng ta dùng tay miết lên kính mờ,
ta sẽ phát hiện ra rằng một mặt của kính là trơn nhẵn, mặt còn lại là lớp sần.
Ánh sáng khi khúc xạ qua kính mờ sẽ không tuân theo một quy luật, nên
chúng ta không thể nhìn rõ các đồ vật bên trong phòng. Nếu như nhúng mặt
sần của miếng kính mờ đó xuống nước, nước sẽ tràn đầy lên mặt sần của
kính, khúc xạ của ánh sáng khi chiếu vào sẽ theo một quy luật. Điều này
giúp chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật ở phía sau của kính mờ. Còn nếu như
chỉ nhúng mặt nhẵn của kính mờ xuống nước, mặt sần của kính mờ sẽ
không có bất kì thay đổi nào. Lúc này, khi nhìn qua kính mờ chúng ta
không thể nhìn rõ đồ vật gì phía sau nó. Căn cứ vào đặc tính này của kính
mờ, khi lắp đặt, ta cần chú ý đưa mặt trơn ra phía ngoài, còn mặt sần lắp
vào phía trong.
Mặt sần của kính mờ sau khi nhúng xuống nước tuy có thể nhìn rõ hơn
một chút, nhưng nói chung là không thể sánh được với với các loại kính
trong suốt. Do vậy, người ta thường hay lắp kính mờ vào những nơi cần kín
đáo.