Vì sao khi tiếp xúc với điện người ta có lúc bị hút
vào có lúc lại bị hất văng ra?
Khi tiếp xúc với điện, người bị giật có lúc bị điện hút vào có lúc lại bị hất
văng ra. Thì ra, phần thân thể tiếp xúc với điện, hoặc tiếp cận với các vật
mang điện áp trở thành vật dẫn điện, làm cho điện lưu thông qua cơ thể
người, dẫn đến hiện tượng điện giật. Bị điện giật rất nguy hiểm, nhẹ có thể
gây tê, nặng có thể dẫn tới tử vong. Vậy, điện giật được quyết định bởi
dòng điện rồi tần suất lớn nhỏ của dòng điện, hay vị trí hoặc thời gian tiếp
xúc ngắn hay dài?
Trong cơ thể người có mang điện trở nhất định, điện trở của mỗi người
bao gồm hai bộ phận là điện trở trên da và điện trở trong cơ thể người. Điện
trở trên da tương đối lớn, ước tính từ vài nghìn W đến vài chục nghìn W.
Nếu da bị ẩm ướt điện trở sẽ giảm xuống rất nhiều. Còn điện trở trong cơ
thể tương đối nhỏ. Trong đó, điện trở của máu là nhỏ nhất. Khi tăng điện áp
và kẻo dài thời gian bị điện giật khiến cho điện trở trong cơ thể giảm
xuống.
Điện áp cao nguy hiểm hơn điện áp thấp. Tần số thấp điện áp cao còn
nguy hiểm hơn tần số cao điện áp cao, bởi vì khi điện áp ở tần số thấp,
dòng điện chạy qua máu và tim có thể gây tử vong, còn điện áp ở tần số cao
tồn tại hiệu ứng dòng phugo, thường chỉ gây ra bỏng cháy một khoảng trên
da.
Đối với người bình thường, khi cho dòng điện khoảng 1 mA đi qua cơ
thể có thể khiến chúng ta thấy hơi nhói tai; Nếu đưa dòng điện khoảng 6
mA đi qua, lúc này cơ thể người cảm thấy bị co mạnh, dòng điện thường
hất văng người ra. Khi gặp dòng điện quá lớn, da sẽ bị cháy xém hoặc bị
phồng rộp, điện trở trên da giảm dần. Nếu tăng dòng điện trên cơ thể lên,
đòng điện sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh nơi nó đi qua, gây ra tê
liệt và nghẽn thần kinh cục bộ. Do đó những người bị điện giật không thể