Tại sao các vật nhọn dễ chọc thủng các đồ vật
khác?
Chúng ta đều nhận thấy, các dụng cụ như đinh, dùi, kim hay các loại vũ
khí như kiếm, tên v.v... đều có mũi nhọn. Tại sao chúng lại có hình dạng
như vậy, có phải vì các vật nhọn có thể dễ dàng đâm thủng các vật khác?
Nguyên nhân là do áp lực của một vật lên vật khác sẽ làm cho vật đó bị
thủng. Việc này không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của áp lực mà còn liên
quan đến diện tích tiếp xúc giữa hai vật. Với cùng một lực tác dụng, bề mặt
tiếp xúc càng nhỏ thì cường độ áp lực tác dụng sẽ càng lớn. Ngược lại, nếu
bề mặt tiếp xúc lớn thì cường độ áp lực tác dụng sẽ nhỏ. Như vậy, các đồ
vật dùng để đâm xuyên các vật khác đều có mũi nhọn chính là áp dụng
nguyên tắc này để tăng cường độ áp lực trên bề mặt vật thể để có thể tiết
kiệm được lực mà lại dễ dàng chọc thủng đồ vật.