Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như
thế nào?
“Bát nguyệt thập bát triều, trạng quan thiên hạ vô". Đây là câu thơ nổi
tiếng mà người xưa dùng đế miêu tả cảnh triều cường tại cửa biển sông
Tiền Đường thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Vậy, tại sao lại xuất hiện
hiện tượng này? Đó chính là hoạt động của các dòng nước trên biển được
gọi là thủy triều. Nếu nhìn nhận dưới góc độ của các nhà vật lý, thuỷ triều
đại dương là hiện tượng dịch chuyển có tính chu kỳ của nước biển khi chịu
sức hút Trái đất đối với Mặt trăng và Mặt trời. Hướng dịch chuyển của nó
biểu hiện ở sự dâng cao của mực nước. Người xưa gọi lúc nước biển dâng
cao vào sáng sớm là triều, nước biển dâng lên lúc chiều tà là dương, gọi tắt
là triều dương tương hoặc hải triều.
Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận
động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều
để chạy các tua bin của máy phát điện. Trạm điện chạy nhờ sự lên xuống
của thuỷ triều được gọi là trạm điện thuỷ triều. Những nhà máy điện này
thường được xây dựng tại các khu vực có điều kiện địa hình và địa chất
tương đối thuận lợi. Người ta cho xây dựng những con đập để tạo các hồ
chứa, lợi dụng sự chênh lệch giữa mực nước trong hồ và nước biến khi thuỷ
triều lên để làm quay các tua bin trong các máy phát điện.
Tận dụng sức nước khi thuỷ triều lên xuống để phát điện là một trong
những phát h để khai thác các nguồn năng lượng. Dùng thuỷ triều phát điện
có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, nó là nguồn năng lượng tin cậy, có khả năng
tái sinh mang tính chu kỳ, có thể khai thác lâu dài. Thứ hai, mặc dù có sự
đứt đoạn mang tính chu kỳ, nhưng thuỷ triều có quy luật chính xác, có thể
dự báo được nhờ máy điện toán và hiện đang có kế hoạch hoà vào lưới điện
chung. Thứ ba, việc sử dụng nguồn năng lượng này không gây ra các vấn
đề xã hội như di dân. Thứ tư, thường thì các nhà máy phát điện loại này
được bố trí ở gần các khu tiêu dùng điện, nên tiết kiệm được đường truyền.