đâu có khoái cái trò làm ầm ĩ trong lớp như trò”.
Nó ngồi im, không lật tập ì xèo nữa nhưng bụng nóng như hơ lửa.Câu chuyện của thằng bạn nó
đang đến hồi hấp dẫn tự nhiên bị tắt ngang khiến nó bứt rứt khó chịu quá. Y như một miếng
bánh đang kề miệng bỗng bị ai giật mất.
Trên bảng thầy Râu Bạc bắt đầu dạy môn địa lý.
- Trước khi học địa lý thế giới, các trò phải học địa lý nước Việt Nam. Trước khi học địa lý Việt
Nam, các trò phải học địa lý của cái tỉnh mà các trò đang sống. Nhưng tỉnh không phải là đơn vị
nhỏ nhất. Vì vậy trước khi học địa lý cái tỉnh các trò đang sống, các trò phải học địa lý của…
Thầy Râu Bạc ngưng ngang, long lanh mắt chờ học trò nói nốt từ còn lại. Đó là thói quen ưa
thích của thầy.
Quá rành thầy, mấy chục cái miệng liền rập rang:
- Thưa thầy, làng Ke ạ.
Thầy Râu Bạc bày tỏ sự hài lòng bằng cách dộng cây thước xuống bàn đánh “rầm” một tiếng:
- Đúng rồi, hôm nay các trò sẽ được học về làng Ke.
Chuyện xứ Langbian
Chưong 1 - 2
Làng Ke thì đứa nào chẳng biết. Tụi nhóc như bầy sói con, xưa nay chẳng ngóc ngách nào trong
làng là chưa thăm dò, sục sạo. Tất nhiên nếu không kể đồi Phù Thuỷ.
Nhưng làng Ke theo lời mô tả của thầy Râu Bạc mang một hình ảnh vô cùng mới mẻ:
- Làng Ke của các trò, hừm, dĩ nhiên là của cả ta nữa, có hình thù của một con ngựa. Đầu
ngựa hướng Bắc, đuôi ngựa hướng Nam, bụng ngựa hướng Đông, lưng ngựa hướng Tây. Đầu
ngựa có miếu thờ thần Tam giáp, người có công thành lập làng. Bụng ngựa là chợ Ke. Khu dân
cư trải dài từ cổ ngựa đến rốn ngựa, được chia thành sáu khúc…
Nguyên và Kăply giương cặp mắt lạ lung uống từng lời thầy giảng. Kăply thôi vùng vằng với
cuốn tập trước mặt. Nó khoanh tay để trên bàn, công nhận là thầy giảng hay thiệt. Trước nay tụi
nó chưa nghe ai nói về làng Ke cặn kẽ và hấp dẫn đến thế. Nhưng có một điều Nguyên và Kăply