Khâm sai” đã tiến vào phủ đường. Thượng Công Lê văn Duyệt liền mở cuộc tiếp kiến
trong hậu. Lúc ấy, vị quan Khâm sai mới đến nắm tay ngài Thượng Công mà hỏi rằng:
- Từ ngày đáo nhậm tỉnh này, Thượng Công có biết Lãnh Tạo là ai không?
Rồi vị quan Khâm sai, chẳng đợi ngài Thượng Công trả lời, lấy tay chỉ vào ngực
nói tiếp:
- Lãnh Tạo chính là tôi đây, tôi có vết son ở bên tai. Từ trước tới nay tôi có làm gì
trái với phép vua, luật nước đâu mà ngài ra lệnh bắt tôi? Bữa nay tôi giả làm Khâm sai
triều đình để vào đây gặp ngài, vậy ngài hãy tính sao thì tính.
Ngài Thượng Công ngó Lãnh Tạo rồi nói:
- Ta đến đáo nhậm xứ này, ai nghe oai danh cũng đều tùng phục, chỉ có ngươi
không chịu phục tùng, kết bè kết đảng thì ta phải ra lệnh bắt ngươi. Nhưng, nay nhà
ngươi cũng ra mặt thì ta cũng tha thứ cho. Vậy ta ban cho nhà ngươi một trăm lượng
vàng, một trăm lượng bạc, nhà ngươi đừng chống lại quan quân nữa và hãy kết làm
huynh đệ với ta, ta sẽ tâu với triều đình phong quan chức cho nhà ngươi. Nhà ngươi nghĩ
sao?
Lãnh Tạo đáp:
- Vàng bạc thì tôi nhận, còn quan tước thì tôi không màng. Nay tôi có công đến
đây, vậy ngài hãy cho một trăm tên quân đưa tôi về rừng là êm chuyện.
Thượng Công Lê văn Duyệt sợ có sự lôi thôi tại phủ đường, nên phải cho một trăm
tên lính đưa Lãnh Tạo về truông Mây. Từ đó tiếng tăm Lãnh Tạo càng lừng lẫy.
Thua trí Lãnh Tạo, Thượng Công Lê văn Duyệt lấy làm tức lắm mới ngầm sai
người đi tìm bắt mẹ và vợ của Lãnh Tạo. Sau đó, ngài Thượng Công truyền làm một cái
chòi cao ba trăm thước để mẹ và vợ Lãnh Tạo ở trên đó rồi gởi thở cho Lãnh Tạo buộc
phải về hàng, không thì mẹ và vợ bị xử chém.
Động lòng hiếu tử, xót nghĩa phu thê, Lãnh Tạo đành phải bỏ cuộc đời ngang dọc ở
truông Mây, đem thân về nộp cho Thượng Công Lê văn Duyệt để cho mẹ và vợ được
thả.
Lúc về đến thành, thấy mẹ và vợ bị nhốt trên lầu cao làm con tin, Lãnh Tạo không
khỏi chạnh lòng, mới làm ra một bài phú, ví mình là tay chọc trời khuấy nước, nhưng vì