- Còn lâu lắm ngươi mới lấy vợ, vợ ngươi sẽ là con gái của mụ ăn mày ở chợ này.
Nói rồi ông già cười lên mấy tiếng, biến mất. Vi Cố nửa tin, nửa ngờ và lấy làm lo
lắng. Hôm sau, ra chợ Thang Âm dò xem hư thực. Quả nhiên, Vi Cố gặp một người đàn
bà ăn xin dắt một đứa bé đi chập chững.
Sợ phải kết duyên với con nhà bần tiện. Vi Cố liền dùng dao định chém chết đứa
bé. Chẳng ngờ, lưỡi dao vừa xớt qua đầu, mẹ đứa bé hoảng kinh bồng nó chạy trốn mất,
nó chỉ bị thương nơi đầu.
Mười lăm năm sau, Vi Cố thi đỗ ra làm quan rồi kết duyên cùng con gái một vị
quan già. Thời gian qua, một hôm rỗi rảnh, Vi Cố đùa cợt với vợ, chợt nhìn thấy cái thẹo
trên đầu, liền hỏi thăm duyên cớ. Chừng nghe vợ thuật chuyện, Vi Cố mới biết vợ mình
không ai khác hơn đứa bé con của người đàn bà ăn xin ở chợ Thang Âm mà ông định
giết chết ngày xưa, về sau, được vị quan già xin làm con nuôi.
Bấy giờ, Vi Cố đã hiểu rõ sự huyền bí của đất trời. Thiên cơ đã định thì không tài
nào thay đổi được.
Do chuyện này, mà từ đó tới sau người ta gọi ông già dưới trăng là Nguyệt Lão, chỉ
đỏ là tơ hồng. Và trong những đám tân hôn, người ta thường chúc câu “Bách niên giai
lão” bởi sự tích này mà ra vậy.