James M. Lindsay - Randall B. Ripley
CIA được tái tạo thế nào?
(1)
Giám đốc CIA thời kỳ sau chiến tranh lạnh James Woolsey.
Hiếm khi có những biến động toàn cầu phá vỡ những mẫu hình chính
trị quốc tế. Một thay đổi như vậy đã xảy ra từ năm 1989 đến 1991 khi
bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã. Cuộc đối đầu trong chiến
tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, diễn ra gay gắt kể từ khi kết thúc
Thế chiến II, đã chấm dứt không như mong đợi.
Trên đây là dẫn nhập tiểu luận của Loch K.Johnson, giáo sư khoa học
chính trị, trường đại học Georgia, về số phận và hoạt động của Cơ quan
tình báo trung ương Mỹ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Từng có thời
điểm CIA được cho là nên giải tán, hoặc chỉ nhận được ít tiền thôi, nhưng
cũng có ý kiến cho là cơ quan tình báo sẽ có vô khối việc để làm khi đối thủ
lớn nhất đã tan rã. Những phần sau đây trích trong cuốn "Chính sách đối
ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh", do James M. Lindsay* và Randall B.
Ripley* biên soạn, nhà xuất bản Sự thật ấn hành.
Biến động đó có tác động như thế nào đối với Cơ quan Tình báo trung
ương Hoa Kỳ (CIA), một bộ máy viên chức bí mật chuyên hoạt động gián
điệp và tiến hành chiến tranh bí mật chống Liên Xô trong suốt thời gian
chiến tranh lạnh. Các bộ máy viên chức về chính sách đối ngoại đã phản
ứng như thế nào trước một sự thay đổi đầy kịch tính trong tình hình thế
giới? Loại thay đổi nào, nếu có, sẽ diễn ra trong một bộ máy tình báo bí