2.4 Sử dụng các ký tự đại diện (wildcard)
17
alias rm="rm -i"
Hãy tạo các alias khác cho các câu lệnh đã nói đến! Ví dụ mv, cp,... Rất có thể sau một
thời gian bạn sẽ thấy chán ngán với chế độ hội thoại này, vì nó gây phiền phức, nhất là khi
xóa nhiều tệp tin một lúc. Chỉ cần xóa dòng nói trên đi hoặc thêm vào đầu dòng đó ký tự #,
chế độ hội thoại sẽ tự động biến mất.
2.3.5
rmdir
Để xóa thư mục, bạn có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất: xóa tất cả các vật thể bên trong
thư mục và cuối cùng sử dụng rmdir để xóa bản thân thư mục đó như ví dụ sau:
$ mkdir thumuccuatoi
$ touch thumuccuatoi/tep1
$ rm thumuccuatoi/tep1
$ rmdir thumuccuatoi
Phương pháp này thường được ám chỉ là cách xóa thư mục cho "trẻ còn bú sữa". Tất cả
những người dùng và quản trị có kinh nghiệm dùng dòng lệnh thuận tiện hơn nhiều - rm -rf.
Sẽ nói đến dòng lệnh này ở ngay phần sau.
2.3.6
rm và thư mục
Cách tốt nhất để xóa một thư mục là sử dụng câu lệnh rm với tùy chọn bắt buộc xóa toàn
bộ (recursive force)
. Với tùy chọn này, rm xóa thư mục đã chỉ ra, cũng như tất cả đối tượng
chứa trong thư mục đó:
$ rm -rf thumuccuatoi
Nói chung, sử dụng dòng lệnh rm -rf là phương pháp được ưa chuộng hơn. Cần rất cẩn
thận khi sử dụng rm -rf. Như người ta thường nói bất kỳ huy chương nào cũng có hai mặt,
sức mạnh của dòng lệnh này có thể đem đến cả điều có lợi và tai họa. Và nên nhớ đừng bao
giờ thử rm -rf /!
2.4
Sử dụng các ký tự đại diện (wildcard)
2.4.1
Giới thiệu về ký tự đại diện
Trong quá trình làm quen cũng như sử dụng Linux để làm việc từ ngày này qua ngày khác,
chắc chắn có nhiều lần bạn muốn thực hiện một thao tác nào đó (ví dụ xóa rm) trên nhiều
đối tượng cùng một lúc. Trong những trường hợp này, gõ nhiều tệp tin trên một dòng lệnh
thông thường gây vướng và không được đẹp mắt:
$ rm tep1 tep2 tep3 tep4 tep5 tep6 tep7 tep8