chủ nghĩa:
“Đơn giản tôi không thể làm được điều đó. Việc này quá khó đối
với tôi. Bó tay thôi”.
Gặp trường hợp như vậy, phần lớn các ông bố bà mẹ sẽ làm gì? À, họ sẽ
cố tác động đến con cái với những lời cằn nhằn, la mắng, khuyên bảo chẳng
tới đâu, và thậm chí còn đưa ra những so sánh tối kỵ:
“Sao con không chịu
khó học hơn?”, “Học hành biếng nhác thế thì còn mong đợi được gì!”,
“Anh mày bao giờ cũng đứng nhất lớp, còn mày thì sao?”, “Phải chịu khó
động não một chút chứ?”.
Có thể con bạn hoàn toàn dửng dưng trước những lời cằn nhằn ca thán
bất tận kiểu ấy, có thể chúng chăm học hơn một chút nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn, sau đó “mèo lại hoàn mèo”. Tại sao thế, đó là vì trong
những đứa trẻ như vậy, khát vọng thành công nếu có cũng chỉ là ngọn lửa
leo lét không đủ sức làm nóng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, bởi vì ngọn lửa
ấy được thổi lên bởi cha mẹ chúng chứ không phải tự bản thân chúng. Do
đó, những lời la mắng cằn nhằn của cha mẹ cũng giống như việc quất roi
vào con ngựa đã gần kiệt sức, giục nó phải bước nhanh hơn.
Vì vậy, thay cho lời la mắng, hãy trao cho con “tấm biển chỉ đường” đi
tới thành công.
“TẤM BIỂN CHỈ ĐƯỜNG” ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
Những người thành công trong vai trò làm cha mẹ không tin rằng có thể
“cấy ghép” động lực phấn đấu từ bên ngoài vào cho trẻ, như kiểu y học hiện
đại vẫn cấy ghép nội tạng trong cơ thể người. Họ cho rằng trên cương vị
làm cha mẹ, họ nên và chỉ nên tác động đến con cái bằng những cách thức
đúng đắn, giúp chúng có động lực tự thân để vươn tới thành công.
Tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng cha mẹ có ảnh hưởng to lớn đến
thành công của con cái. Bằng cách nào? Trước tiên, hãy tác động đến con