không đủ tài năng hay không hội đủ điều kiện để thành công. Thậm chí
trước khi cố gắng làm bất cứ việc gì, chúng đã tặc lưỡi mà rằng,
“Ôi việc
này khó lắm, mình không có cửa đâu”.
Ngoài niềm tin vào bản thân thì cũng có nhiều loại niềm tin khác trong
mỗi người. Những niềm tin ấy có thể mang tính tích cực, hoặc ngược lại
mang tính tiêu cực. Mỗi khi chúng tôi hỏi học sinh của mình rằng
, “Có bao
nhiêu bạn cho rằng học rất vui?” và “Có bao nhiêu bạn tin rằng học tập
rất chán?”
, bao giờ cũng có những cánh tay khác nhau đưa lên cho mỗi câu
hỏi.
Nếu có những em tin rằng học Toán dễ như chơi game thì lại có nhiều
em cho rằng Toán là bộ môn khó nhai nhất. Một số em tin chắc mình có thể
đạt điểm 10 tuyệt đối nếu chịu khó học bài, lại có những em khác không
dám nghĩ rằng chúng có thể đạt điểm cao, kể cả khi có ôn bài rất kỹ đi
chăng nữa.
Bạn đã bao giờ thử tìm hiểu xem con mình có những niềm tin gì xung
quanh việc học tập, sự thành công và quan trọng nhất là về bản thân chúng
chưa? Đó có phải là những niềm tin có tác dụng thúc đẩy chúng thành công
(tích cực) hay chỉ cản trở chúng (tiêu cực)?
Nếu con bạn tin rằng học tập là mất thời gian và nhàm chán, chắc hẳn
chúng sẽ giam trí tưởng tượng và óc tò mò của mình trong những gian hầm
khóa kín, trong khi đó chính là những nhân tố có tác dụng thúc đẩy con
người mở mang tri thức và chinh phục các đỉnh cao mới. Nếu cách đây 500
năm, Isaac Newton không tò mò tự hỏi vì sao trái táo rụng xuống thì có lẽ
ông đã không tìm ra định luật Vạn Vật Hấp Dẫn. Rõ ràng, một niềm tin tiêu
cực có thể kéo theo một chuỗi quan hệ nhân quả tiêu cực: việc học rất nhàm
chán g bỏ bê học bài g thi rớt g khắc sâu niềm tin này... và một vòng luẩn
quẩn nữa lặp lại.