CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 128

người có điều kiện gần gũi với con cái nhất, có thời gian ở bên con nhiều
nhất, có quyền hạn lớn nhất, yêu thương chúng và cũng đòi hỏi ở chúng
nhiều nhất.

Thế thì bây giờ câu trả lời thuộc về bạn!

Có thể nói những lời lẽ chúng ta dùng, thái độ cử chỉ khi ta giao tiếp với

con cái giống như những hạt giống (tốt và xấu) được gieo xuống đất và dần
dần hình thành những niềm tin của con cái về thế giới bên ngoài và về bản
thân chúng. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên cho rằng con mình thuộc hạng hư
hỏng hay lười biếng, chẳng bao lâu sau chúng sẽ tin rằng MÌNH lười biếng
và hư hỏng thật. Đây là cách con trẻ bắt đầu và củng cố những hình ảnh tiêu
cực về bản thân. Cũng vậy, nếu chúng ta đưa ra những nhận xét như

“Việc

đơn giản đến đứa lên ba cũng hiểu mà con lại không hiểu được sao?”

, đứa

trẻ sẽ bắt đầu tin rằng mình ngu dốt thậm tệ vì không thể hiểu cả những việc
đơn giản nhất. Khi ta lặp đi lặp lại với trẻ câu hỏi,

“Con có bị làm sao

không vậy?”

, chúng sẽ bắt đầu phát sinh cách nghĩ là mình có vấn đề.

Kinh nghiệm của bản thân tôi về niềm tin

Khi con gái Kelly của tôi còn nhỏ, cháu thường hay lấy bút chì màu vẽ

lên tường. Vợ chồng tôi bèn nói với con bé là nó không được vẽ bậy lên
tường nữa, nếu không chúng tôi sẽ tịch thu hộp bút chì màu của nó. Người
giúp việc của chúng tôi, do không có kiến thức về tâm lý trẻ em, thường
mắng,

“Đồ con gái hư! Hư quá đi!”

bất cứ khi nào chị thấy cô bé vẽ lên

tường. Chị ta không nhận ra rằng, với việc nói đi nói lại cô bé hư, đứa trẻ
sớm tin rằng nó hư thật và bắt đầu cư xử đúng với quan điểm đó. Trẻ em
luôn sống đúng với những mong muốn của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng
chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.