Khi hỏi học sinh tại sao chúng đi học, chúng tôi thường nhận được
những câu trả lời giống nhau như
“Vì em BỊ BẮT PHẢI học”, “Để mẹ vui”
hay
“Để ba không la mắng”
. Trong tâm trí, chúng tạo ra một liên kết giữa
“học hành chăm chỉ” với “mất tự do” (bị cha mẹ quản thúc) và ngược lại,
“không học” với “tự do”. Vì chuyện học đi ngược lại với nhu cầu cảm xúc
của nhiều đứa trẻ, chúng không tìm thấy niềm vui khi học bài. Một lần nữa,
tôi muốn mách cho bạn biết, bí quyết nằm ở chỗ liên kết nhu cầu cảm xúc
của trẻ với những việc mà ta muốn chúng làm, đó là cách khiến chúng có
động lực để thực hiện.
Sau đây là một ví dụ cho biết chúng tôi đã khiến học sinh giữ trật tự
trong giờ học và hăng hái tham gia ý kiến trong các buổi thảo luận như thế
nào. Chúng tôi khởi xướng một cuộc thi đua giữa các nhóm học sinh. Khi
một em trả lời đúng và được đồng đội cổ vũ nhiệt liệt, nhóm đó sẽ được
một trăm điểm. Ngược lại, chỉ cần nhóm nào có một em không hăng hái
tham gia thì nhóm đó sẽ bị mất điểm cho đội bạn.
Kết quả là gì? Tất cả học sinh (kể cả những em miễn cưỡng nhất) cũng
bắt đầu tham gia hoạt động và cổ vũ cho bạn. Tại sao? Bởi vì nếu chúng
không làm thế, đội nhà sẽ mất điểm còn chúng thì bị đồng đội tẩy chay. Vì
trẻ có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, nên chúng luôn làm
theo những gì mà các bạn mình làm và bắt đầu tham gia hoạt động chung.
Chúng ta lý giải như thế nào về hiện tượng đa số lớp học (nhất là ở
Châu Á) có không khí rất “êm đềm”, học sinh ít giơ tay trả lời câu hỏi, càng
ít vỗ tay cổ vũ bạn học khi bạn đó trả lời đúng? Đó là vì một quan niệm sai
lầm phổ biến ở ta: khi một học sinh tham gia hoạt động chung quá tích cực,
bạn học sẽ gán cho học sinh đó cái mác là “thích chơi nổi”, “tỏ vẻ ta đây”
hay “cố làm học trò cưng của thầy”. Vì trong thâm tâm em nào cũng muốn