“Con mà làm thế một lần nữa là mẹ sẽ đánh đòn con đấy. Nếu con
không ăn xong trước khi mẹ đếm tới ba, mẹ sẽ bỏ con lại một mình. Nếu
con không tắt tivi ngay, mẹ sẽ cấm con ra khỏi nhà.”
3. Dán nhãn tiêu cực
“Con bị đứt dây thần kinh xấu hổ hay sao? Phòng của con bừa bộn bẩn
thỉu như chuồng heo. Người đâu mà ngu thế, óc con toàn vụn bánh mỳ
chắc? Nhìn con ăn uống kìa, thô tục hết chỗ nói. Con thật lười biếng, ích
kỷ, cẩu thả!”
4. Giảng đạo và mắng nhiếc
“Con nghĩ nói leo là hay lắm sao, ba đang nói chuyện với khách mà cứ
chõ miệng vào thế à? Ba có thể thấy rằng con không hề có khái niệm về văn
minh, đúng là loại người man di mọi rợ. Con phải hiểu rằng nếu muốn
người khác tôn trọng con, con phải tôn trọng người ta trước. Không ai coi
trọng con nếu con ...”
Cha mẹ được gì từ những quan niệm cũ?
Dùng quyền làm cha mẹ để đe dọa, lên lớp và chỉ trích con cái có thể là
một biện pháp hiệu quả tức thì (trong trường hợp bạn chưa lạm dụng quá
đến mức đẩy con tới chỗ lỳ lợm bất chấp tất cả), buộc con cái phải khuất
phục trước uy lực mà làm theo những gì cha mẹ muốn. Nhưng cung cách
nói trên không hề có tác dụng lâu dài. Kể cả khi trẻ làm theo những gì
chúng ta chỉ đạo, chúng cũng chỉ miễn cưỡng làm quấy quá nên thường lặp
đi lặp lại một số lỗi, cuối cùng mọi việc không đúng như ta muốn.
Trong trường hợp xấu hơn, trẻ có thể bị tổn thương, giận dữ, buồn
phiền, có tâm lý chống đối hoặc thậm chí căm ghét bản thân, gia đình và
cha mẹ. Tôi biết có những người con đến lượt mình làm cha mẹ rồi vẫn