Những phản ứng trên nói lên vấn đề gì?
Chắc bạn cũng thấy rõ rằng những phản ứng trên không có tác dụng làm
cho con cái nghe lời chúng ta. Những câu nói như vậy không đếm xỉa đến
cảm xúc của đứa trẻ, phủ nhận hoàn toàn nhận thức về thế giới của chúng
(
“Không đúng!”
), mỉa mai ý kiến của chúng (
“Con điên à?”
), thể hiện
quyền lực và sự áp đặt (
“Con phải học cho dù thích hay không!”
) và đưa ra
những lời khuyên mang tính giáo điều (
“Đó là vì lợi ích của con”
)
.
Người lớn càng muốn áp đặt hay phủ nhận ý kiến của con cái theo
hướng từ trên ép xuống bao nhiêu, trẻ càng có xu hướng ra sức bảo vệ ý
kiến của chúng và cưỡng lại ý muốn của người lớn bấy nhiêu. Sự tình là
như thế, bất chấp những mong muốn của các bậc cha mẹ.
Thừa nhận ý kiến của trẻ là tiền đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa
tích cực
Nếu muốn có ảnh hưởng tốt đến con cái và thay đổi cách nghĩ của
chúng, trước hết chúng ta phải TÔN TRỌNG nhận thức về thế giới của
chúng, cho dù những hiểu biết ấy có vẻ điên rồ hay khờ dại đến thế nào đi
nữa. Khi cha mẹ công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm