Chỉ khi con bạn cảm thấy nhu cầu cần thay đổi, chúng mới đón nhận ý
tưởng lập hợp đồng. Ví dụ, nếu giữa cha mẹ và con cái liên tục có chuyện
bất đồng, chúng sẽ muốn có bản hợp đồng để giảm bớt những lần tranh cãi
và tăng hiệu quả giao tiếp với cha mẹ.
3) Tính đến tất cả những khó khăn
Trẻ cần lường trước những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Bạn hãy yêu cầu chúng viết ra những khó khăn mà chúng có thể gặp
phải. Đó cũng là dịp giúp bạn hiểu hơn về nhận thức của trẻ. Và như vậy
cũng giúp cha mẹ và con cái hiểu rõ nhau hơn.
4) Đề xuất các giải pháp hợp lý
Hãy để con cái nghĩ ra các giải pháp hợp lý cho những khó khăn trở
ngại mà chúng nêu ra. Đừng làm hộ chúng việc này nếu bạn không muốn
con cái có thói quen ỷ lại hoặc lười động não. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ con
mình còn nhỏ dại nên đứng ra làm thay cho chúng nhiều việc, khiến chúng
không dám nghĩ dám làm, không có động lực và thậm chí không có khả
năng độc lập về một số mặt. Cha mẹ chỉ nên đứng ra giúp đỡ khi chúng yêu
cầu. Sau đó bạn hãy cùng trẻ chọn ra những giải pháp khả dĩ và yêu cầu
chúng đánh giá giải pháp nào là hiệu quả nhất.
5) Đưa ra phần thưởng
Để giúp con cái tôn trọng và tuân thủ các điều kiện trong bản hợp đồng,
bạn phải nêu ra những phần thưởng mà chúng sẽ nhận được khi thực hiện
đúng cam kết. Trong hợp đồng, bạn có thể viết:
“Nếu làm được việc này, phần thưởng của con sẽ
là_______________________ _______________________________.”
6) Nêu ra hậu quả