NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ
Thế là chúng ta đã điểm qua những phương pháp mà bạn có thể áp dụng
trong việc phê bình và kỷ luật con cái. Bạn hãy nhớ là bao giờ cũng nói ra
cảm nghĩ của mình về một việc làm hay hành vi nào đó, chứ không đưa ra
đánh giá về bản thân đứa trẻ. Còn một nguyên tắc nữa: bạn nên phê bình trẻ
khi chỉ có hai người với nhau còn khi khen ngợi thì hãy nói trước mặt người
khác. Vào một lúc nào đó, khi không có chuyện gì xảy ra, hãy hỏi con cái
xem chúng muốn được cha mẹ hay người lớn góp ý như thế nào. Thường
thì bọn trẻ chỉ có những ý niệm mơ hồ về việc góp ý phê bình nên bạn cần
giải thích cụ thể ý nghĩa của việc này.
Kể cả khi chúng nói rằng mình không ngại nhận những lời góp ý khắt
khe, thẳng thắn thì mọi việc cũng không hề đơn giản, vì mỗi người có quan
niệm về mức độ khắt khe hay thẳng thắn rất khác nhau. Đối với những đứa
trẻ nhạy cảm, đánh giá “Làm vậy thật ngu ngốc!” có thể là hơi nặng trong
khi nhận xét “Làm vậy thật không thông minh!” lại có tác dụng hơn. Việc
tìm hiểu con cái giúp bạn điều chỉnh cách góp ý phê bình được tốt hơn.
Bạn hãy nhớ nói rõ những gì bạn muốn ở con cái, đừng để cơn giận dữ
trong lòng che lấp mọi thứ mà tuôn ra những lời lẽ nóng nảy hoặc làm
những cử chỉ có thể gây thương tổn đến con trẻ, vả lại hành động và lời lẽ
nóng giận cũng chẳng thể làm bạn vui được.
Hãy nói rõ mong muốn của bạn và bảo trẻ lặp lại để bạn biết chắc rằng
chúng hiểu đúng những gì bạn nói. Vì con bạn không còn là những đứa trẻ